Hà Nội: Nói F0 chậm đi điều trị vì thành phố quá tải, chủ tịch phường phải giải trình

Chia sẻ

Mới đây, UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 1 giải trình về phát ngôn không chính xác rằng "toàn thành phố quá tải", khi giải thích cho việc một số F0 trên địa bàn chậm được đưa đi điều trị sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính.

Nhân viên y tế lấy mãu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Thanh Bình/kinhtedothiNhân viên y tế lấy mãu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Thanh Bình/kinhtedothi

Theo ông Lưu Ngọc Hà - Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, chiều 18/11, sau khi có thông tin về việc lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 1 phát ngôn trên báo chí không chính xác về công tác phòng chống dịch, UBND quận đã thực hiện quy trình kiểm tra.

Lãnh đạo UBND quận đã yêu cầu lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 1 giải trình bằng văn bản toàn bộ nội dung trao đổi, phát ngôn trên báo; Căn cứ vào giải trình của lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 1, quận sẽ nghiêm túc xem xét giải quyết theo đúng quy định.

Về thông tin các ca bệnh dương tính, ngày 16/11, Ban chỉ đạo Công tác phòng chống dịch quận Bắc Từ Liêm nhận được thông báo từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội về 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là N.T.N; T.Q.H; N.T.M (phòng 712, CT1A Thành phố Giao Lưu, phường Cổ Nhuế 1).

Sau khi nhận được thông tin, Ban chỉ đạo Công tác phòng chống dịch quận đã chỉ đạo Trung tâm y tế phối hợp với Ban chỉ đạo Công tác phòng chống dịch phường Cổ Nhuế 1 điều tra các ca bệnh.

Cụ thể, gia đình bệnh nhân có 5 người gồm 4 người lớn và 1 trẻ nhỏ trong đó có 3 trường hợp F0 (là bố, mẹ và bà) và 2 trường hợp F1 (ông T.Q.V., SN 1958 và cháu T.H.H., SN 2015). Quận đã liên hệ với các bệnh viện để chuyển 3 bệnh nhân đi điều trị và được Bệnh viện Đền Lừ tiếp nhận. Sau đó, quận thông tin lại với gia đình bệnh nhân chuẩn bị để đưa 3 trường hợp dương tính đi điều trị tại bệnh viện và yêu cầu 2 F1 cách ly tại nhà chờ kết quả xét nghiệm.

Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân có ý kiến chỉ đi điều trị khi có cháu nhỏ đi cùng. Ban Chỉ đạo Quận chỉ đạo Trung tâm y tế quận, Ban Chỉ đạo phường Cổ Nhuế 1 và các đơn vị liên quan đã tuyên truyền, vận động, nhưng gia đình vẫn mong muốn cả nhà được đi điều trị cùng nhau (cháu nhỏ và ông chưa được xác định dương tính).

Đến 19h ngày 18/11, cả gia đình đã được bệnh viện dã chiến Đền Lừ tiếp nhận với điều kiện có bản cam kết tự nguyện đi điều trị cùng gia đình.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).