Hà Nội: Phát huy nét đẹp văn hóa từ hai bộ Quy tắc ứng xử

Chia sẻ

Với nhiều mô hình hay, sáng kiến hiệu quả trong triển khai, đến nay, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thành phố và Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã và đang góp phần làm thay đổi tác phong, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, nhận thức và hành động của người dân, nhằm góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch

Bài bản, chuyên nghiệp hơn

Đến làm việc ở khu vực sảnh chính hay bộ phận “một cửa” của các sở, quận, huyện ở Hà Nội, trong đó có Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) không khó để người dân nhìn thấy bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan trực thuộc thành phố được in thành khổ lớn treo công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Theo Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Đỗ Ngọc Tú, hai bộ Quy tắc còn được treo tại 10/10 Phòng, đơn vị thuộc Sở tại vị trí dễ nhìn. Việc thực hiện bộ Quy tắc cũng đã trở thành nền nếp của cán bộ, nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Điều đó thể hiện rõ qua môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp; Thái độ làm việc từ bộ phận “một cửa”, tiếp nhận giải quyết hồ sơ hành chính đến các phòng, ban bài bản, chuyên nghiệp; Mỗi công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần “lấy sự hài lòng của người dân và sự phát triển của doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc”.

Tương tự tại Sở Tài chính Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Nguyễn Tiến Thiết cho biết: Áp dụng hai bộ Quy tắc trong thực tiễn đã góp phần giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở chủ động hơn trong xử lý công việc thuộc thẩm quyền; Tăng cường trách nhiệm trong phối hợp xử lý các nội dung liên quan, các nội dung có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời; Nâng cao chất lượng tham mưu các văn bản trình UBND Thành phố, lãnh đạo UBND Thành phố; cán bộ công chức luôn có thái độ lịch sự, văn minh trong giao tiếp với người dân, hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, không gây nhũng nhiễu, phiền hà, khi giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp…

Bộ QTUX được niêm yết công khai tại bộ phận 1 cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư.Bộ Quy tắc ứng xử (QTUX) được niêm yết công khai tại bộ phận "một cửa" của Sở Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: Sở VHTT)

Biến “quy tắc” thành hành động

Để đưa hai bộ Quy tắc ứng xử của thành phố vào cuộc sống, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, hội viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, thời gian qua, nhất là trong mùa dịch Covid-19, Hội LHPN quận Hoàng mai đã có nhiều mô hình, việc làm ý nghĩa như: “Phụ nữ Hoàng Mai với ngày môi trường chủ nhật”, “Biến rác thành tiền”, “Xóa điểm chân rác thành vườn hoa”, “Sân chơi cộng đồng”, “Tranh tường bích họa”, “Bếp ăn nghĩa tình”, “Đi chợ giúp dân”, “Điểm tặng quà miễn phí”, “Gửi thư ngỏ miễn giảm tiền thuê nhà trong thời gian giãn cách xã hội”…

Bên cạnh đó, “Quận Hội cũng tích cực hưởng ứng phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”; Thực hiện Quy tắc ứng xử gắn với việc gương mẫu thực hiện cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”; Xây dựng bộ quy chế hội họp cấp Quận và cơ sở đảm bảo chất lượng; Quán triệt tinh thần ý thức tự giác trong văn hóa công sở; Xây dựng hệ thống sổ sách theo dõi, đánh giá thi đua khoa học, hiệu quả...” - Chủ tịch Hội LHPN quận Hoàng Mai Nguyễn Lệ Hằng cho hay.

Tại quận Hà Đông, qua tăng cường tuyên truyền, vận động thực hiện bộ Quy tắc ứng xử, với vai trò nêu gương của người cao tuổi, bước đầu đã thay đổi hình thức mừng thọ gây lãng phí thời gian, tiền của trước đây, nay trở nên gọn nhẹ, đầm ấm hơn. Tại quận Thanh Xuân, công tác tuyên truyền hiệu quả cũng góp phần hình thành, lan tỏa mô hình văn hóa tiêu biểu “Tổ dân phố 5 không” (không rác thải, không vi phạm pháp luật, không để xảy ra trường hợp cháy nổ, không lấn chiếm vỉa hè lòng đường, không vi phạm trật tự xây dựng) rộng khắp, được nhiều nơi tham quan, học tập...

Có thể nói, bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thành phố Hà Nội đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo sự đột phá trong việc chấp hành kỷ cương trong hệ thống chính trị, từ đó lan tỏa tới cộng đồng xã hội. Còn đối với bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng đã định hướng nhằm hình thành chuẩn mực đạo đức, phù hợp với giá trị văn hóa chung, đảm bảo tính thực tiễn.

HẢI YẾN

Tin cùng chuyên mục

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.
Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.
Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

(PNTĐ) - Nữ tác giả Việt kiều Tina Yuan vừa ra mắt hai tác phẩm song hành về Việt Nam và Hy Lạp tại Hà Nội. Hai cuốn sách nhỏ xinh như những cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chứa đựng rất nhiều tình cảm của Tina Yuan dành cho quê mẹ Việt Nam và đất nước Hy Lạp mà cô yêu mến. Tina Yuan có cuộc gặp gỡ với độc giả Hà Nội giới thiệu về hai cuốn sách đúng ngày gia đình Việt Nam (28/6), như một lời khẳng định Việt Nam là quê hương là gia đình và Hy Lạp như là gia đình thứ 2 của cô.