Bộ Công Thương yêu cầu các đầu mối kinh doanh xăng dầu ưu tiên sử dụng nguồn hàng trong nước

Chia sẻ

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, các doanh nghiệp nhập khẩu đường chia sẻ với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng nguồn hàng trong nước thay thế cho nguồn hàng nhập khẩu.

 

Ngày 23/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Chỉ thị được coi là việc làm cấp bách, kịp thời trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố với quy mô lớn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xăng dầu trong nước đang dư cung.Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xăng dầu trong nước đang dư cung.

Chỉ thị nêu rõ, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động xuất nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước như xăng dầu, than đá, sắt thép, phân bón đã xuất hiện một số dấu hiệu cần quan tâm, theo dõi, đánh giá.

Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2021 đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường trong và ngoài nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước như xăng dầu, than đá, sắt thép, phân bón v..v đã xuất hiện một số dấu hiệu cần quan tâm, theo dõi, đánh giá;

Cụ thể như việc nhập khẩu một số mặt hàng tăng rất mạnh trong khi những mặt hàng này trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu (như xăng dầu, than đá, gạo); một số mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn nhưng lại được xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả trong nước (như sắt thép, phân bón).

Để góp phần ổn định giá cả, thị trường, qua đó hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp khai thác, sản xuất và xuất khẩu than, phân bón ưu tiên nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng yêu cầu Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, các doanh nghiệp nhập khẩu đường chia sẻ với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng nguồn hàng trong nước thay thế cho nguồn hàng nhập khẩu.

Đối với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, lãnh đạo bộ yêu cầu rà soát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các mặt hàng cần hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước; khẩn trương báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trước ngày 30/8.

Giao nhiệm vụ cụ thể cho Cục Xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu đơn vị này rà soát cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu chung và kiến nghị công tác quản lý nhập khẩu mặt hàng gạo, mặt hàng đường; làm đầu mối chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, giải pháp.

Lãnh đạo Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường trong nước chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh thực tế tại đơn vị để rà soát, điều chỉnh kế hoạch bảo đảm nguồn hàng, ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để bảo đảm cân đối cung cầu; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu bán ra thị trường theo các quy định hiện hành; bảo đảm nguồn cung xăng dầu tại các điểm bán lẻ nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong mọi tình huống.

Cục Công nghiệp có nhiệm vụ cập nhật tình hình sản xuất thép trong nước, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thúc đẩy, tăng năng lực sản xuất trong nước để đảm bảo nhu cầu trong nước; rà soát cơ chế xuất khẩu và kiến nghị giải pháp quản lý xuất khẩu mặt hàng sắt thép và quặng sắt.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) chỉ đạo lực lượng QLTT cả nước tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa nhập lậu, nhất là các mặt hàng trọng điểm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Ngày 10/8, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn số 3902/UBND-TH đề nghị Thủ tướng quan tâm, xem xét cho chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu xăng dầu và giảm bớt ảnh hưởng xấu từ dịch Covid-19 tới các đơn vị sản xuất xăng dầu trong nước.

Trong công văn, UBND tỉnh Quảng Ngãi nêu thời gian qua Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ghi nhận sản lượng tiêu thụ giảm mạnh và thiếu sức chứa do nhu cầu giảm đột ngột nên các thương nhân đầu mối đã giảm/dừng nhận hàng tại nhà máy với khối lượng rất lớn (riêng tháng 7 khoảng 230.000 m3).

Tỉnh Quảng Ngãi dự kiến lượng hàng nhận của nhà máy trong tháng 8 chỉ khoảng 50-60% sản lượng của hợp đồng, nhiều thương nhân đầu mối không có kế hoạch nhận hàng từ BSR. Do vậy, kho nhà máy đang tồn khoảng trên 200.000 m3 sản phẩm xăng dầu các loại (tương đương 1,2 triệu thùng) và gần 400.000 m3 dầu thô (tương đương 2,4 triệu thùng).

Ảnh hưởng từ tồn kho lớn, thiếu kho chứa sản xuất có thể dẫn đến nguy cơ phải đóng cửa nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Generali Việt Nam: Tiên phong ra mắt bộ hợp đồng bảo hiểm phiên bản thân thiện môi trường

Generali Việt Nam: Tiên phong ra mắt bộ hợp đồng bảo hiểm phiên bản thân thiện môi trường

(PNTĐ) - Bằng việc thay đổi chất liệu sản xuất bộ hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) sang loại giấy thân thiện với môi trường, Generali Việt Nam mong muốn có thể ươm một hạt mầm nhỏ trên hành trình vun đắp tương lai bền vững, giúp hạn chế việc chặt cây và bảo tồn rừng tự nhiên.
PV GAS hưởng ứng Tháng công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

PV GAS hưởng ứng Tháng công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(PNTĐ) - Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn và Công đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời bám sát chủ đề Tháng công nhân năm 2024: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết” và chủ đề Tháng hành động về An toàn - Vệ sinh - Lao động (ATVSLĐ) năm 2024 “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong phú và thiết thực.
Các đơn vị PV GAS phát triển thể chất bằng hoạt động thể thao phù hợp

Các đơn vị PV GAS phát triển thể chất bằng hoạt động thể thao phù hợp

(PNTĐ) - Nhằm động viên người lao động giữ sức khỏe tốt để lao động sáng tạo, góp phần tạo nên tập thể đoàn kết, phát triển và tăng cường giao lưu xã hội, các đơn vị thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) luôn chủ động tổ chức và tham gia các giải thể thao lành mạnh, vừa sức và cổ vũ tinh thần quyết tâm vì mục tiêu tập thể mạnh.
Generali Việt Nam: Dẫn đầu về đổi mới sáng tạo và trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam

Generali Việt Nam: Dẫn đầu về đổi mới sáng tạo và trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam

(PNTĐ) - Công ty TNHH BHNT Generali Việt Nam vừa được vinh danh tại hệ thống giải thưởng Rồng Vàng năm 2024 với danh hiệu “Công ty bảo hiểm dẫn đầu về đổi mới sáng tạo và trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam”. Đây là lần thứ 5 đơn vị được nhận tôn vinh tại giải thưởng Rồng Vàng.
Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân và tuyên dương người lao động Dầu khí tiêu biểu năm 2024

Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân và tuyên dương người lao động Dầu khí tiêu biểu năm 2024

(PNTĐ) - Ngày 12/4, tại Nhà văn hóa Thanh niên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN) đã long trọng tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; khen thưởng cá nhân xuất sắc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và tuyên dương người lao động Dầu khí tiêu biểu năm 2024.