Gặp mặt người hiến tiểu cầu tiêu biểu năm 2021

Chia sẻ

Sáng 15/1, gần 200 người hiến tiểu cầu tiêu biểu, đại diện cho hàng ngàn người hiến tiểu cầu thường xuyên đã tề tựu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, cùng tham gia chương trình “Gặp mặt người hiến tiểu cầu tiêu biểu năm 2021”, với thông điệp “Giọt máu vàng - Trao ngàn hy vọng”.

Chương trình nhằm tri ân những đóng góp quý báu, những giá trị tuyệt vời của của những người hiến tiểu cầu với sự sống của người bệnh trong năm 2021 đầy khó khăn và biến động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Họ là những người đã thầm lặng, bền bỉ vượt qua đại dịch, dành thời gian hàng tiếng mỗi lần đi hiến tiểu cầu để chia sẻ với người bệnh. Nhiều người đã hiến máu và hiến tiểu cầu 60, 70, 80, thậm chí hơn 100 lần; trong đó riêng hiến tiểu cầu tình nguyện trong năm 2021 có người đã đạt 17 lần.

Các tình nguyện viên tiêu biểu được khen thưởng tại buổi gặp mặt.Các tình nguyện viên tiêu biểu được khen thưởng tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Công Thắng)

Khác với những thành phần máu khác, tiểu cầu là tế bào rất nhỏ trong máu, được sinh ra từ tủy xương, làm nhiệm vụ cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Tiểu cầu cũng là thành phần máu có vai trò quan trọng trong điều trị những bệnh lý và người bệnh có liên quan đến những rối loạn đông cầm máu, thường là những trường hợp rất nặng nề, liên quan tới tính mạng người bệnh.

Đây là lần thứ 2 chương trình được tổ chức với sự đồng hành, hỗ trợ của Công ty Fresenius Kabi - một trong những đơn vị cung cấp thiết bị gạn tách tiểu cầu.

 Khối tiểu cầu là một loại chế phẩm máu rất đặc biệt được sử dụng cho điều trị và dự phòng các biểu hiện chảy máu; nhưng chỉ có thời hạn bảo quản và lưu trữ rất ngắn (3 – 5 ngày). Trên thực tế, có nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến rối loạn đông cầm máu, thường là trường hợp nặng… cần truyền tiểu cầu. Có thể kể đến các bệnh như: Xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng tiểu cầu, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, ung thư máu hoặc các bệnh ung thư di căn đến tủy xương…

Để có được tiểu cầu truyền cho người bệnh, các trung tâm truyền máu thường tách từ những đơn vị máu toàn phần trong hệ thống kín, vô trùng; gộp từ 3 - 4 người hiến sẽ được một đơn vị tiểu cầu thông thường. Tuy nhiên, loại chế phẩm tiểu cầu này không đáp ứng được nhu cầu điều trị. Chính vì thế, các Trung tâm Máu lớn đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại để thực hiện gạn tách tiểu cầu từ một người hiến.

Trong năm qua, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng vẫn có đông đảo tình nguyện viên tham gia hiến tiểu cầu, cứu giúp người bệnh.Trong năm qua, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng vẫn có đông đảo tình nguyện viên tham gia hiến tiểu cầu, cứu giúp người bệnh. (Ảnh: Công Thắng)

Những năm gần đây, hình thức hiến thành phần máu này càng trở nên phổ biến hơn, lượng người hiến tiểu cầu liên tục gia tăng. Gạn tách tiểu cầu là kỹ thuật mà không phải Trung tâm máu nào cũng thực hiện được. Hiện nay tại Việt Nam, chỉ một số Trung tâm máu lớn mới thực hiện được hoạt động này. Thiết bị gạn tách đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kỹ thuật, chất lượng đơn vị tiểu cầu và hiệu suất công việc.

Hiến máu toàn phần là toàn bộ máu hiến sẽ được lấy vào một túi trữ có đựng sẵn chất chống đông và bảo quản, sau đó mới điều chế thành các chế phẩm máu khác nhau. Còn hiến tiểu cầu sẽ sử dụng một bộ gạn tách riêng, toàn bộ quá trình lấy máu, ly tâm, tách tiểu cầu và truyền máu trả lại cơ thể là vòng tuần hoàn khép kín trong bộ lọc riêng. Khác với hiến máu toàn phần, hiến tiểu cầu đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn về cân nặng, số lượng tiểu cầu và thời gian hiến cũng lâu hơn (từ 60 – 100 phút so với hiến máu toàn phần chỉ mất 5 phút). Nhưng chỉ sau hiến tiểu cầu 2-3 tuần là có thể hiến nhắc lại.

Riêng tại Viện Huyết học – Truyền máu TW, việc gạn tách tiểu cầu từ một người hiến đã được triển khai từ năm 2000. Những năm đầu, Viện chỉ tiếp nhận được vài chục đơn vị tiểu cầu, dần dần lên con số vài nghìn. Những năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho ngày càng tăng, Viện đã tiếp nhận được trung bình 20.000 đơn vị tiểu cầu mỗi năm. Năm 2021, con số này là 33.314 đơn vị tiểu cầu, trong đó 65% là hiến tình nguyện, có nhiều người đã đều đặn hiến tiểu cầu hàng tháng.

 THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.