Có thai mới cưới là chuyện tốt!

Chia sẻ

PNTĐ-Đọc báo Phụ nữ Thủ đô số 43 có tâm sự của cô gái tên Hoài Anh, bị mẹ chồng yêu cầu phải có thai rồi mới cho cưới..., tôi lại thấy chẳng đáng phải thế.

 
Báo Phụ nữ Thủ đô số 43 có tâm sự của cô gái tên Hoài Anh, bị mẹ chồng yêu cầu phải có thai rồi mới cho cưới, khiến cô ấy và người thân tự ái, bức xúc, tôi lại thấy chẳng đáng phải thế. Có thai, thậm chí đẻ con rồi mới cưới bây giờ là chuyện bình thường. Việc phải giữ gìn trinh tiết hay cấm “ăn cơm trước kẻng” quá lạc hậu rồi, tư tưởng này là của thế kỷ 20.
 
Có thai mới cưới là chuyện tốt! - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Các cô gái sợ nhà chồng và chồng coi mình là “cái máy đẻ”, là tự nâng cao quan điểm mà thôi. Con cái là sự “đơm hoa kết trái” của hôn nhân, lấy nhau mà không có con, theo tôi khó mà có hạnh phúc. Còn ngay từ đầu, biết mình vô sinh, không lấy được nhau thì mình chủ động chia tay để không làm khổ nhau.
 
Là người phụ nữ, người mẹ có con gái trong hoàn cảnh như bạn Hoài An, tôi không tự ái khi nhà trai mừng vui khi thấy con gái tôi có thai trước khi cưới. Khi hai gia đình gặp gỡ nhau, nói chuyện về đám cưới, lại bàn ngay chuyện chăm sóc cho cô dâu mang thai như thế nào tôi thấy rôm rả lắm, đúng là niềm vui kép, niềm hạnh phúc nhân đôi.
 
Tôi chẳng hiểu tại sao bây giờ nam nữ khỏe mạnh mà nhiều đôi khó có con như thế. Người ta bảo tại ô nhiễm môi trường, tại nguồn nước, tại lạm dụng hóa chất và chất vệ sinh phụ nữ. Có người bảo cũng tại “chúng nó” bây giờ quan hệ sớm, quan hệ bừa bãi, nên dễ viêm nhiễm phụ khoa, hoặc các cô gái nạo phá thai nhiều lần, khiến cho sau này, lúc cần có con lại không có được nữa. Chính tôi cũng chứng kiến con các cô bạn của tôi, các cháu cùng cơ quan tôi, các cháu trong họ nhà tôi khó khăn, khổ sở như thế nào khi lấy nhau mãi mà không có con. Không ít đôi vợ chồng có điều kiện còn nghỉ việc, đưa nhau ra Hà Nội, vào TP HCM, ăn nằm hàng mấy tháng ở viện phụ sản, tốn vài trăm triệu mà cuối cùng cũng chẳng đâu vào đâu. Có người phải xin trứng của người phụ nữ khác, thụ tinh với tinh trùng của chồng, rồi cấy vào bụng mình, tiếng là có thai, nhưng thực ra là mang thai hộ chồng với người khác.
 
Những đôi vợ chồng nghèo khó, ăn còn chưa đủ, lấy tiền đâu mà chữa bệnh. Vì thế, nếu không đẻ được, các cô vợ thường bị nhà chồng mắng nhiếc, gây áp lực. Có cô bị bỏ rơi, chồng chán đời, đi nhậu tối ngày, rồi sau đó anh ta nhờ một cô gái nhỡ thì đẻ con hộ, mà người khác đẻ con hộ thì coi như mất chồng. Như vậy, phụ nữ mà không sinh đẻ được thì đằng nào cũng khổ. Việc những bà mẹ chồng, hay gia đình nhà chồng đòi hỏi cô gái có thai trước cho chắc ăn rồi mới cưới về làm dâu là một sự khôn ngoan, vừa được việc cho nhà trai, vừa phòng xa hậu họa cho chính cô gái, chẳng có gì gọi là xấu xa hay ích kỉ cả… Tôi vẫn tin rằng hiện nay có nhiều người đồng quan điểm này, bởi mỗi thời đại có những cách nhìn nhận đánh giá về các vấn đề của cuộc sống khác nhau, chúng ta không nên khư khư giữ mãi quan điểm đã lỗi thời rằng “ăn cơm trước kẻng” là “tội” cần phải “cạo đầu bôi vôi” như trước đây…
 
Quay trở lại với chuyện của cô gái Hoài Anh, tôi nghĩ giờ là lúc cô nên vui vẻ chấp nhận cuộc sống hiện tại của mình. Vì cô đã may mắn có con, được gia đình nhà chồng vui vẻ cưới, hãy nghĩ đến tương lai, đến những điều đã và đang có.
 
Đinh Thị Mai
(Hoàng Mai, Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.