"Sống như chỉ còn một ngày để sống"

Chia sẻ

PNTĐ-Nguyễn Ngọc Minh (SN 1994, quê Quảng Ninh) bị mắc bệnh ung thư tiểu khung phía dưới bàng quang. Suốt 5 năm qua, Minh luôn có mẹ sát cánh, giúp con vượt qua nỗi đau bệnh tật.

 
Gia đình của Minh tại buổi ra mắt sách
“Sống như chỉ còn một ngày để sống”
 
Chị Đỗ Thị Quý Sửu (tên thường gọi là Hoa) – mẹ Minh là nhân viên điện lực Quảng Ninh kể: Từ nhỏ, Minh đã là cậu bé thông minh, năng động. Nhưng đến năm 17 tuổi, cậu bắt đầu thấy cơ thể có những dấu hiệu lạ như: mệt mỏi, chán ăn và có những khối cứng nổi lên ở vùng bụng dưới.
 
Trải qua nhiều xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm, nội soi… bác sĩ kết luận cậu bị ung thư (Sarcoma cơ vân). Vừa động viên Minh “sẽ cố gắng hết sức để cháu về đi học”, nhưng bác sỹ cũng thông  báo với chị Hoa rằng, với thể trạng hiện tại, con trai chị chỉ có thể sống được thêm khoảng 6 tháng nữa. Chị Hoa choáng váng, suy sụp. Con trai chị còn đang tuổi trưởng thành, nhiều khát vọng, ước mơ còn chưa thực hiện được thì bị căn bệnh ung thư quái ác hành hạ. Nhưng chị không thể để con biết sự thật. Gạt nước mắt, chị cố giữ vẻ bình tĩnh động viên con sẽ sớm khỏi bệnh.
 
Minh tin vào lời mẹ. Cậu trải qua ca điều trị hóa chất đầu tiên kéo dài 54 tuần. Nhìn con trai suy nhược, đau đớn trong từng đợt hóa chất truyền vào người, chị Hoa chỉ biết khóc thầm. Nhưng trước mặt con, chị vẫn mỉm cười: “Cố lên con trai”. Vừa điều trị, Minh vẫn nuôi ước mơ đỗ đại học. Sau đợt điều trị đầu tiên, các tế bào ung thư bị triệt tiêu, Minh quay lại cuộc sống thường ngày. Cậu thi đỗ vào trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Nào ngờ, giữa năm 2013, tế bào ung thư lại tái phát với khối u vùng tiểu khung. Minh khăn gói nhập viện trong thể trạng sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Hết u vùng tiểu khung được vài tháng, bó hạch vùng bụng “sinh sôi” khiến cậu phải trải qua đợt điều trị hóa chất tiếp theo. Chỉ trong 2 năm, Minh phải trải qua 3 lần phẫu thuật, 3 lần hoá trị, một lần xạ trị và một lần điều trị nhiễm trùng máu.
 
Liên tiếp các tế bào ung thư phát triển với tốc độ chóng mặt, cậu con trai rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Minh nói với mẹ: “Con kiệt sức rồi, càng chữa trị càng tái phát, chắc sẽ không khỏi đâu mẹ ạ”. Nghe con nói thế, chị Hoa rơm rớm nước mắt, nhưng vẫn nắm tay con động viên: “Còn nước còn tát con à. Con chịu khó một chút nữa nhé, có mẹ ở bên cạnh con đây rồi”. Cái nắm tay của mẹ một lần nữa giúp Minh có thêm động lực để chống chọi với bệnh tật.
 
Chị Hoa kể, chồng chị xót con, mỗi lần thấy con quằn quại đau đớn, anh lại bật khóc. Vì vậy, chị buộc phải mạnh mẽ hơn để làm chỗ dựa cho chồng con. Suốt 5 năm con điều trị ở bệnh viện, mỗi tuần 2 lần, cứ 2h sáng, hai mẹ con khăn gói quả mướp bắt xe lên bệnh viện truyền hóa chất để đầu giờ chiều, chị lại vội vã đưa con ra xe về cho kịp giờ. Hai ngày sau, hóa chất bắt đầu phát huy tác dụng, Minh nôn ói, thân thể đau đớn, không ăn không ngủ được. Suốt những ngày đêm ấy, chị túc trực bên con, truyền cho con nghị lực và niềm tin mình sẽ sống.
 
Nhìn mẹ gầy ốm đi vì lo lắng, Minh không khỏi xót xa. Không muốn để bố mẹ thất vọng, Minh quyết tâm dù chỉ còn một ngày cũng phải sống tốt. Vừa điều trị ung thư vừa học dù có những lúc chịu đau đớn vô cùng, Minh vẫn cố hoàn thành tốt việc học ở trường, trở thành sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc. Minh bắt đầu đọc các tài liệu được viết bằng tiếng Anh về các bệnh nhân ung thư đã điều trị thành công và kinh nghiệm của họ về chế độ ăn uống, tập luyện. Cậu thường xuyên tập thể dục và chế độ ăn thực dưỡng nghiêm ngặt để rèn luyện sức khỏe. Sau giờ thể thao, chị Hoa lại mua lá về nấu nước xông cho con giải độc cơ thể.
 
Với nỗ lực không ngừng nghỉ, Minh đã cán mốc IELTS 7.0, nhận học bổng của tập đoàn Lotte. Đồng thời, Minh cũng ra mắt cuốn sách "Sống như chỉ còn một ngày để sống" ghi lại những trải nghiệm đau đớn nhưng đầy nghị lực của cậu suốt quá trình chữa bệnh...
 
Và điều kỳ diệu đã tới. Mới đây, các xét nghiệm cho thấy trong cơ thể Minh không còn thấy tế bào ung thư nữa. Minh cũng đang chuẩn bị du học, chuyên ngành Khoa học sức khỏe, ĐH Sydney Austhaylia vào tháng 3 tới.
 
Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.