Một thầy hướng dẫn 44 học viên Thạc sĩ/năm?

Chia sẻ

PNTĐ-Theo kết luận thanh tra vừa được Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, Học viện Khoa học Xã hội đã sai phạm khi đào tạo vượt quá năng lực...

 
Theo kết luận thanh tra vừa được Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, thành tích “khủng” này xảy ra tại Học viện Khoa học Xã hội, theo đó một trong những sai phạm của Học viện Khoa học Xã hội là đào tạo vượt quá năng lực. Trong báo cáo đăng ký chỉ tiêu với Bộ Giáo dục - đào tạo, Học viện thống kê đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 21 Giáo sư, 184 Phó Giáo sư, 249 Tiến sĩ. Tuy nhiên, kiểm tra cho thấy nếu tính giảng viên gồm các cán bộ nghiên cứu của toàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thì số lượng thực tế có chênh lệch giảm 10 phó giáo sư so với số lượng học viện đã báo cáo.
 
Cùng thời gian này, đội ngũ giảng viên của Học viện KHXH chỉ có 7 PGS và 17 TS.  trong khi Học viện đăng ký 435 chỉ tiêu Tiến sĩ và 1.600 Thạc sĩ, nhưng khi căn cứ vào quy định về xác định chỉ tiêu, Thanh tra Bộ Giáo dục - đào tạo kết luận: toàn bộ chỉ tiêu tuyển sinh trình độ Thạc sĩ năm 2017 của Học viện chỉ còn 86 chỉ tiêu và trình độ tiến sĩ của tất cả các khối ngành không còn chỉ tiêu nào.
 
Kiểm tra danh sách phân công hướng dẫn thạc sĩ ngành Luật, ngành Chính sách công đợt 1 năm 2015 và ngành Công tác xã hội năm 2015 cho thấy, có nhiều người được phân công hướng dẫn số lượng học viên tại cùng thời điểm vượt quá số lượng quy định. Một trường hợp được giao hướng dẫn 44 học viên thạc sĩ của 3 ngành khác nhau.
 
Một số trường hợp khác hướng dẫn cùng lúc 18, 11, 10 hoặc 9 học viên. Trong khi theo quy định có hiệu lực vào thời điểm đó, người có chức danh GS được hướng dẫn tối đa cùng lúc 7 học viên. Trong đào tạo TS cũng xảy ra những trường hợp tương tự. Tại một thời điểm có người có học hàm GS cùng hướng dẫn 12 NCS, PGS hướng dẫn 9 NCS, TS hướng dẫn 7 NCS. Trong khi đó quy chế chỉ cho phép 1 GS được hướng dẫn cùng lúc không quá 5 NCS, PGS không quá 4 NCS và TS không quá 3 NCS.
 
T.T

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.