10 mẹo ngừa ung thư vú

Chia sẻ

PNTĐ-Trong chương trình Chào buổi sáng (Mỹ), bác sĩ Kristi Funk đã chia sẻ 10 mẹo hàng đầu để ngăn ngừa ung thư vú.

Bác sĩ Kristi Funk là người điều trị ung thư vú cho nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie. Trong chương trình Chào buổi sáng (Mỹ), vị bác sĩ đã chia sẻ 10 mẹo hàng đầu để ngăn ngừa ung thư vú.
 
Ăn rau họ cải mỗi ngày
 
Theo tiến sĩ Funk, rau cải xanh, cải thảo, cải xoăn, cải bắp có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Hàm lượng glucosinolate trong rau cải được một enzyme là myrosinase chuyển thành isothiocyanates - có tác dụng chống viêm và chống lại sự phát triển của ung thư.
 
Ăn trái cây giàu chất chống oxy hóa
 
Một số loại quả như việt quất, dâu tây, mâm xôi đều giàu chất oxy hóa. Tiến sĩ Funk cho biết: "Những loại nước giàu chất oxy hóa sẽ ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do và tiêu diệt tế bào ung thư. Tôi uống một ly sinh tố hoa quả mỗi ngày".
 
Cho nghệ vào món ăn hoặc sinh tố
 
Thành phần hoạt chất chính của nghệ là curcumin có tác dụng chống lại tế bào ung thư. Tiến sĩ Funk nói rằng nghệ là một "siêu thực phẩm" ngăn ngừa nhiều bệnh tật mà dễ dàng tiêu thụ bằng nhiều cách.
 
Ăn quả amla Ấn Độ
 
Quả amla (quả lý gai) có nguồn gốc ở Ấn Độ thường được bán dưới dạng bột. Quả này có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất so với các loại quả khác. Nó cũng giúp cải thiện hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ hấp thu canxi và cải thiện thị lực.
 
Thêm nấm vào chế độ ăn
 
Nấm là một thực phẩm quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư vú. Nó chứa rất nhiều axit amin thiết yếu và là nguồn cung cấp vitamin dồi dào.
 
Thêm đậu nành vào chế độ ăn uống
 
Tiến sĩ Funk khuyên phụ nữ nên tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành, bao gồm đậu hũ, sữa chua và sữa đậu nành...
Sử dụng xà bông thường
 
Bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng xà phòng thông thường thay vì xà phòng kháng khuẩn. Việc này giúp bạn giảm nguy cơ tiếp xúc với độc tố hơn.
 
Ăn trái cây hữu cơ
 
Nên ăn các sản phẩm hữu cơ thường xuyên nhất có thể. Bác sĩ nói rằng điều này đặc biệt quan trọng vì trái cây hữu cơ hoặc rau cải có thể hấp thu chất độc của cơ thể.
 
Giữ không khí sinh hoạt sạch sẽ
 
Lọc bụi và hút bụi để làm giảm lượng độc tố trong không khí, theo bác sĩ Funk. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
 
Trồng cây xanh xung quanh nhà
 
Cây xanh hấp thụ chất độc hại và mang lại bầu không khí trong lành giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
 
Lê Khánh

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.