Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bị đưa ra xét xử

Chia sẻ

PNTĐ-Sáng 8/1,Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

 
Sáng 8/1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
 
Hội đồng xét xử gồm năm người, thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa phiên tòa. Ba kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa. Do tính chất nghiêm trọng của vụ án, đã có thêm một thẩm phán dự khuyết, hai hội thẩm nhân dân dự khuyết và hai kiểm sát viên dự khuyết tham dự phiên tòa. Tại phiên tòa có mặt hai nguyên đơn dân sự là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), sáu giám định viên.
 
Vụ án này có tổng số 22 bị cáo bị đưa ra xét xử. Trong đó, 12 bị cáo bị Viện KSND Tối cao truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 165, Khoản 3 - Bộ luật Hình sự. 8 bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" theo quy định tại Điều 278, Khoản 4 - Bộ luật Hình sự.
Riêng hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, nguyên Tổng GĐ PVC) và Vũ Đức Thuận (SN 1971, nguyên Tổng GĐ đốc PVC) bị truy tố về cả hai tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.
 
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao công bố tại phiên tòa, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia, trong đó có Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, vì những động cơ khác nhau các bị cáo đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế cho Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận, mất lòng tin của nhân dân, cần được xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
  
Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bị đưa ra xét xử - ảnh 1
Bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm bị đưa ra xét xử
 
Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bị đưa ra xét xử - ảnh 2
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm bị đưa ra xét xử
 
Cụ thể, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PVPower) ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng 6.607.500 USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng trên 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
 
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh với vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã có hành vi chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng 6.607.500 USD và hơn 1.312 tỷ đồng. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
 
Bên cạnh đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh còn đề ra chủ trương cùng với bị cáo Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành Dự án Vũng Áng-Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh được chia 4 tỷ đồng, đồng thời bị cáo Trịnh Xuân Thanh còn phải chịu trách nhiệm cùng Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
 
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai tuần và được triển khai theo quy định mới, phòng xét xử không đặt vành móng ngựa. Hội đồng xét xử ngồi trên cùng, ở vị trí cao nhất. Đại diện Viện Kiểm sát và luật sư bào chữa ngồi đối diện nhau. Khi khai báo trước Tòa, các bị cáo đứng trước bục.

PV (theo TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

(PNTĐ) - Sáng 18/7, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em. Đây là tổ chức tự nguyện của các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo các cấp và những người hoạt động truyền thông liên quan đến trẻ em, do Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy làm Chủ nhiệm.
Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

(PNTĐ) - Ngày 18/7, đoàn công tác Công an thành phố Hà Nội do Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an thành phố làm trưởng đoàn đã thực hiện chương trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa và xúc động khi đến thăm Khu di tích Nha Công an Trung ương (xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang).
“Sinh con là quyền – Nuôi dạy con tốt là trách nhiệm”

“Sinh con là quyền – Nuôi dạy con tốt là trách nhiệm”

(PNTĐ) - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một Thế giới đang thay đổi”. Chủ đề của ngày Dân số Thế giới được xác định trong bối cảnh thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số tăng nhanh, gây nguy cơ suy giảm và thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai.