Dự phòng vỡ tử cung khi mang thai

Chia sẻ

PNTĐ-Tôi rất lo lắng, không biết làm sao để phát hiện và dự phòng bệnh lý này. Mong bác sĩ tư vấn giúp.

 
Tôi năm nay 35 tuổi, đang mang thai tháng thứ 7, cách đây 2 năm đã từng sinh mổ. Mới đây đi siêu âm, bác sĩ nói thai nhi có hiện tượng ngôi thai bị đẩy lên cao, cần theo dõi, đề phòng nguy cơ vỡ tử cung. Tôi rất lo lắng, không biết làm sao để phát hiện và dự phòng bệnh lý này. Mong bác sĩ tư vấn giúp.
 
Phạm Thanh Bình (Hà Nam)
 
 
Vỡ tử cung là một tai biến rất nặng trong sản khoa và hay xảy ra sau một thời gian thai còn sống trong tử cung; xảy ra bất kỳ lúc nào nhất là có mổ sinh cũ, vết mổ bị nứt ra. Theo đó, nứt vết mổ cũ có thể xảy ra từ rất sớm hay lúc gần chuyển dạ, chuyển dạ vì sẹo mổ là chủ yếu của tử cung. 
 
Dự phòng vỡ tử cung, những bệnh nhân có tiền sử sinh phải can thiệp, thai phụ trên 35 tuổi, người từng sinh nhiều lần (>3 lần) hay nghi thai to toàn phần hay từng phần cần cảnh giác với những dấu hiệu lâm sàng sau: khám âm đạo thấy ngôi thai (thường là đầu) bị đẩy lên cao, tiểu khung rỗng, nắn ngoài thành bụng sờ thấy thai nhi dễ dàng qua thành bụng, chứng tỏ thai đã đi vào trong ổ bụng. Sờ lên cao trong tử cung thấy vết rách và còn có thể thấy quai ruột non; bệnh nhân bị trụy tim mạch (mạch nhanh nhỏ, khó bắt); tiếng tim thai mờ nhanh rồi mất hẳn nếu thai chết; máu trong ổ bụng và ra ngoài âm đạo nhiều, người lạnh tím tái.
 
Tuy nhiên, những triệu chứng này không nhất thiết phải xảy ra vì đứa trẻ có thể một phần còn nằm trong tử cung do vỡ không hoàn toàn. Có khi sự việc xảy ra lúc bệnh nhân ngủ do gây mê nên các triệu chứng như đau bụng, shock không rõ như vỡ hoàn toàn, bệnh nhân rơi vào trụy tim mạch, nhìn mờ không rõ, mất tri giác.
 
Với trường hợp của bạn, cần lưu ý theo dõi những dấu hiệu bất thường, nếu có điều kiện nên chụp X-quang để xác định rõ hơn nguy cơ vỡ tử cung. Bên cạnh đó, bạn nên đăng ký sinh mổ, thậm chí phải đến bệnh viện nằm trước 2 tuần so với thời gian dự tính sinh. Khi sắp sinh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, chú ý tiến triển của thai nhi và những dấu hiệu ở bụng, chỗ tử cung khi ấn vào có đau không. Nếu có những khó chịu phải kịp thời nói với bác sĩ, không được cố ép tiêm thuốc thúc sản (Pitocin) hoặc thuốc làm hết đau (Paregoric).
 
 
BS. Đặng Thị Đỉnh 

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).