“Cởi trói” tư duy để phát triển hệ nghề

Chia sẻ

PNTĐ-Lâu nay, chúng ta vẫn nói đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, cử nhân ra trường bị thất nghiệp. Trong khi đó, nhiều công ty, doanh nghiệp lại chỉ cần “thợ” có tay nghề cao.

 
“Cởi trói” tư duy để phát triển hệ nghề - ảnh 1
Giáo dục nghề nghiệp đã giúp nhiều bạn trẻ lập thân, lập nghiệp

 
Chỉ thị của Bộ Chính trị từ năm 2011 đã đặt ra chỉ tiêu đến năm 2020 phấn đấu 30% học sinh tốt nghiệp THCS sẽ đi học nghề. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phân luồng học sinh sau THCS vẫn chưa hiệu quả khi mà có tới khoảng 95% học sinh chọn học tiếp THPT; Nếu không trúng tuyển vào trường THPT công lập, các em sẽ chọn học trường THPT NCL, học TTGDTX… Sau đó, đa phần các em tốt nghiệp THPT lại chọn vào ĐH.
 
Lâu nay, chúng ta vẫn nói đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, cử nhân ra trường bị thất nghiệp. Trong khi đó, nhiều công ty, doanh nghiệp lại chỉ cần “thợ” có tay nghề cao.
 
Về nguyên nhân, trước tiên do quan niệm của xã hội vẫn cho rằng, học nghề là thấp kém, chỉ dành cho người không có năng lực. Vì thế, nhiều người học nghề đã phải nhận cái nhìn kỳ thị. Song, hệ nghề hoàn toàn bình đẳng như các bậc học khác. Nhiều bạn trẻ tốt nghiệp trường nghề, có đôi bàn tay vàng, được doanh nghiệp săn đón, trả lương cao mà không ít cử nhân phải thèm muốn. 
 
Vì thế, để thay đổi diện mạo của giáo dục nghề nghiệp hiện nay, ngoài sự vận động của quy định, chính sách, rất cần sự cởi trói từ trong tư duy. Xã hội hãy cho giáo dục nghề nghiệp cái nhìn công bằng. Hệ nghề, không phải là “đất” của học sinh kém, mà là một hướng đào tạo khác. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng người đi lên từ học nghề có khá nhiều lợi thế mà nhiều doanh nghiệp đều mong muốn như tay nghề tốt (không chỉ biết lý thuyết suông), có ý thức kỷ luật, không ngại khó ngại khổ.
 
Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0, đại học đã không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Thước đo đánh giá thành công của mỗi người giờ đây đã nằm ở việc người đó có được làm công việc đúng sở trường, nguyện vọng, có thu nhập tốt để lo cho bản thân, gia đình không chứ không phải bằng cấp của người đó ra sao.
 
Ở nước ngoài, việc người trẻ lập nghiệp bằng tấm bằng nghề đã không còn xa lạ. Vì thế, bạn trẻ Việt đừng tự bó hẹp cơ hội vào đời của mình chỉ vì quan niệm sai lầm. Hãy tự tin chọn lối vào đời phù hợp với bản thân.
 
 
Ngọc Hà 

Tin cùng chuyên mục

Không khoảng trống, không gián đoạn trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Không khoảng trống, không gián đoạn trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(PNTĐ) - Công tác chấm thi phải phản ánh đúng thực chất kết quả làm bài của thí sinh, đồng thời cần ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các em -Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 nhấn mạnh khi kiểm tra công tác chấm thi tại tỉnh Bắc Ninh trong ngày 2/7.
PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

(PNTĐ) - Ngày 2/7, Trường Đại học Ngoại Thương (FTU) tổ chức lễ công bố quyết định công nhận hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó,  PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.