Địa chỉ tin cậy thúc đẩy bình đẳng giới của bạn trẻ

Chia sẻ

PNTĐ-Với các bạn sinh viên trường ĐH KHXH&NV, câu lạc bộ (CLB) Nhân văn - Bình đẳng giới được xem là một địa chỉ tin cậy để giới trẻ đến tìm hiểu kiến thức, lên tiếng vì bình đẳng giới...

  
Được thành lập năm 2016, CLB Nhân văn - Bình đẳng giới trực thuộc Hội Sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội), với khẩu hiệu: Con người nhân văn - Môi trường bình đẳng. CLB là nơi tuyên truyền kiến thức về vấn đề giới, định kiến giới, bình đẳng giới (BĐG) cho sinh viên.
 
Địa chỉ tin cậy thúc đẩy bình đẳng giới của bạn trẻ - ảnh 1
Các thành viên của CLB Nhân văn - Bình đẳng giới

 
Những ngày đầu thành lập, CLB chỉ có chưa tới 10 bạn sinh viên. Đây là các bạn đã tham gia nhiều hoạt động BĐG từ ngày còn học ở trường phổ thông và mang theo nhiệt huyết đó tới giảng đường đại học. Đến nay, CLB Nhân văn - Bình đẳng giới đã có 40 thành viên, tỉ lệ nam nữ đồng đều và liên tục có các đợt tuyển thêm thành viên mới vào năm học.
 
Ngoài sinh hoạt định kỳ theo tuần, các bạn còn tận dụng nhiều kênh truyền thông khác (như mạng xã hội) để mang tiếng nói thúc đẩy BĐG đi xa hơn nữa. CLB chia thành 4 nhóm nội dung hoạt động: Phụ nữ và trẻ em gái, LGBTIQ+ (cộng đồng những người có xu hướng thuộc giới tính thứ 3), Sức khỏe giới, Khuôn mẫu nam. Từ sự phân chia nội dung đó, CLB đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động, sự kiện về thúc đẩy bình đẳng giới. 
 
Chủ đề chăm sóc sức khỏe Giới, cũng được các bạn thành viên CLB quan tâm và đầu tư. Tháng 12/2018, CLB đã tổ chức sự kiện “ADODDA - Hạnh phúc ở đây” - một chương trình nhằm hưởng ứng ngày Thế giới Phòng chống HIV/AIDS, nằm trong dự án “Tôi dương tính - Bạn không thể dính”. Ngoài ra, CLB còn đồng tổ chức chương trình tọa đàm “Sức khỏe Nam giới” cho sinh viên tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chương trình đã có những khách mời đặc biệt là những chuyên gia đầu ngành về vấn đề sức khỏe, tâm lý giới tính. 
 
- Tham gia LCB, chúng tôi được cung cấp, cập nhật các kiến thức khoa học, tư liệu tham khảo, góc nhìn đa chiều về các vấn đề liên quan đến Giới, sức khỏe Giới đã giúp chúng mình có cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề còn mang tiếng là “nhạy cảm”, chỉ truyền tai nhau, từ đó biết quý trọng bản thân mình hơn nữa - Hồ Lê Thùy (một thành viên của CLB) chia sẻ.
 
Bạo lực hẹn hò là vấn đề nghe vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ nhưng nó vẫn đang diễn ra và gây ra nhiều hậu quả đáng buồn đối với sinh viên. Tháng 11/2018, nhằm giúp cho đông đảo sinh viên nhận diện hành vi bạo lực hẹn hò, CLB Nhân văn - Bình đẳng giới tổ chức thành công triển lãm “Dây tơ hồng - Buộc hay cắt?” với sự tài trợ của UN Women Việt Nam cùng Trung tâm tình nguyện quốc gia (VVC) và sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên. Triển lãm đã thu hút đông đảo sự tham gia của sinh viên, giảng viên và những người quan tâm. 
 
Không chỉ lên tiếng về những vấn đề tiêu cực, nổi cộm về giới, các bạn trẻ của CLB còn trở thành “Ông Tơ - Bà Nguyệt” gỡ rối những chuyện như: ngại ngùng không biết cách yêu sao cho “an toàn”, bị áp đặt, bị kiểm soát bởi người yêu, thiếu tự do khi yêu... Hay, các vấn đề như: ai là người chủ động chi trả “tình phí” cho các buổi hẹn hò; đôi khi có cảm xúc với người cùng giới, hoang mang không biết “mình là ai”...
 
Bạn Đỗ Văn Tuấn, Chủ tịch CLB năm học 2018-2019 cho biết: “Ban đầu, vấn đề này rất ít khi nhận được ý kiến của sinh viên, nhưng sau khi biết được những hoạt động của CLB, các bạn đã bày tỏ nhiều hơn, tự tin hơn”. 
 
Ngoài ra, CLB Nhân Văn - Bình đẳng giới, CLB Nghiên cứu khoa học Học viện Tài chính cùng hợp tác sản xuất sản phẩm truyền thông Hoa Xương Rồng đã trải qua vòng chung khảo miền Bắc và đạt giải Nhì toàn quốc cuộc thi “Women Can Lead - Tại sao không” do báo Sinh viên Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức tháng 10/2018. Clip Hoa Xương Rồng mang tới thông điệp “Sự lãnh đạo thành công nằm ở tất cả các Giới, dù là nam giới hay nữ giới, dù là người hợp giới hay chuyển giới”. 
 
Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn có số lượng sinh viên đi xe buýt khá đông đảo và tọa lạc trên con đường có nhiều tuyến xe buýt đi qua. Vì thế, tháng 1/2019, CLB đã cho ra đời bộ cẩm nang “Chuối không văn minh - Tài xế ra tay” nhằm chia sẻ các cách ứng phó dành cho tài xế, nhân viên phục vụ, hành khách và người bị hại trên xe buýt khi xuất hiện hành vi quấy rối tình dục trên xe.
 
Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.