Vỉa hè thành nơi tập kết vật liệu xây dựng

Chia sẻ

PNTĐ-Hơn 1 năm qua, phần vỉa hè đường Trần Khánh Dư, ngay đoạn cắt ngang cửa khẩu Vân Đồn bị các hộ kinh doanh chiếm dụng để tập kết gạch, cát, xi măng, tre nứa.

 
Những đống vật liệu xây dựng để ngổn ngang, tràn xuống lòng đường. Các hộ kinh doanh còn công khai treo biển ghi tên và số điện thoại ở ngay “kho chứa” vật liệu xây dựng để dễ bề quảng cáo và liên lạc với khách hàng. “Cửa khẩu Vân Đồn vốn nhỏ hẹp, trong khi phố Lê Quý Đôn và Nguyễn Huy Tự giao cắt với đường Trần Khánh Dư không có đèn tín hiệu giao thông nên việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè như vậy đã khiến đoạn đường này thường xuyên bị ùn tắc giao thông” - một người dân cho biết.
 
Trả lời vấn đề này, bà Lê Bích Hằng, Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng cho biết: UBND phường đã thường xuyên tổ chức lực lượng gồm cán bộ đô thị, công an phường, lực lượng dân phòng tuần tra, nhắc nhở, xử phạt các hộ lấn chiếm hè, đường để tập kết vật liệu xây dựng theo quy định tại Điều 12, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
 
Cụ thể, trong quý I/ 2019, lực lượng chức năng trên địa bàn đã ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm tại khu vực vỉa hè đường Trần Khánh Dư được 6 trường hợp vi phạm, phạt tiền mỗi trường hợp 750 nghìn đồng và xử lý 3 hộ vi phạm lần 2, phạt mỗi hộ 4 triệu đồng. Song, ngay sau khi nộp phạt 1-2 ngày, các hộ lại tiếp tục vi phạm. Khi lực lượng chức năng kiểm tra, tổ chức lập biên bản để xử lý vi phạm thì không có bất cứ chủ cửa hàng nào nhận đó là vật liệu của họ. Sau tình huống này, lực lượng chức năng của phường buộc phải tự vận chuyển gạch, cát, xi măng đi nơi khác.
 
“Do trụ sở UBND và Công an phường chật chội nên chúng tôi phải để ở ngoài cửa trụ sở cơ quan, rất bất tiện. Các chủ cửa hàng chấp nhận bị tịch thu vật dụng để không bị phạt” - bà Lê Bích Hằng chia sẻ. Đề cập giải pháp xử lý triệt để tình trạng này, bà Lê Bích Hằng cho biết, UBND phường đã có công văn đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng cho lắp đặt camera tại tuyến phố Trần Khánh Dư, đặc biệt tại đoạn cửa khẩu Vân Đồn để có bằng chứng bắt quả tang đối tượng vi phạm.
 
Mặt khác, UBND phường cũng có công văn đề nghị Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Urenco 3) có trách nhiệm phối hợp, nếu phát hiện hành vi tập kết vật liệu xây dựng tại vỉa hè, lòng đường Trần Khánh Dư thì báo ngay cho các lực lượng chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm.
 
 
 Hà My

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.