Xả rác và câu chuyện văn hóa du lịch

Chia sẻ

PNTĐ-Mấy ngày nay, cư dân mạng đồng loạt chia sẻ loạt ảnh về một căn phòng tại một khách sạn có tiếng ở Hà Nội ngập rác thải, khăn tắm vứt lung tung… sau khi khách thuê phòng rời khỏi.

 
Mấy ngày nay, cư dân mạng đồng loạt chia sẻ loạt ảnh về một căn phòng tại một khách sạn có tiếng ở Hà Nội ngập rác thải, khăn tắm vứt lung tung… sau khi khách thuê phòng rời khỏi. Nhìn bức ảnh thì biết, nhân viên dọn phòng phải ức chế lắm nên mới chụp ảnh và đưa lên mạng xã hội… 
 
1 Nhìn bức ảnh, không khó để hình dung ra hành xử của những vị khách. Họ tự cho mình cái quyền được bày bừa xả láng cho bõ với đồng tiền mà họ đã bỏ ra để thuê phòng. Cách đây ít lâu, dư luận cũng từng “chấn động” vì một chủ homestay kêu trời khi đám trẻ 10x thuê phòng nhậu nhẹt, ăn uống, xả rác vô tội vạ, phá hỏng đồ dùng, la hét ồn ào nửa đêm. Đáng buồn là các phụ huynh đi cùng cũng coi đó là chuyện bình thường.
 
Xả rác và câu chuyện văn hóa du lịch - ảnh 1
Căn phòng đầy rác được chia sẻ trên mạng xã hội 

 
Lâu nay, một số người có quan niệm rất lệch lạc, ấy là đi du lịch là để… vui chơi, xả láng. Và có quyền được “xả láng” làm gì mình thích với tư cách “thượng đế”. Từ đó, họ dễ dàng bất chấp các quy tắc lịch sự tối thiểu để thoải mái sống theo ý mình, ăn theo ý mình, xả rác theo ý mình. Các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch cũng có tâm lý nể nang, “chiều chuộng” khách để đổi lấy sự hài lòng, cho nên cũng dè dặt trong việc góp ý với du khách. 
 
2 Về nguyên tắc, người phục vụ cũng không có quyền phàn nàn nếu du khách bày bừa trong phòng. Nhưng người lịch sự sẽ biết phải ứng xử như thế nào để tôn trọng các nhân viên phục vụ. Chẳng hạn không di chuyển các đồ đạc trong phòng, không xáo trộn lung tung các vật dụng, giữ gìn vệ sinh chung cho cả phòng (vứt rác vào thùng), không để nước vung vãi trong nhà tắm, không vứt chình ình quần áo lót ở những nơi dễ nhìn thấy, không vứt bao cao su vào bồn cầu… Khi du lịch cùng cả gia đình thì tất cả những điều trên càng trở nên quan trọng, vì những đứa trẻ sẽ học theo cách cư xử của bố mẹ chúng. 
 
Ứng xử văn minh, thanh lịch, vốn luôn cần thiết trong cuộc sống ngày thường, lại càng trở nên quan trọng khi ta đang là “khách”. Khi đi du lịch ra nước ngoài, thì ta còn mang theo cả “quốc thể” của đất nước. Nhiều gia đình coi mỗi chuyến du lịch là một cơ hội để giáo dục trẻ con những kỹ năng sống cần thiết, ví như: biết tự xắp xếp hành lý của mình, biết sinh hoạt theo đoàn, tôn trọng kỷ luật chung, biết chăm sóc giúp đỡ các thành viên khác (kể cả giúp đỡ bố mẹ, ông bà đi cùng), biết giao tiếp với người ngoài (nhân viên khách sạn, các du khách khác…), biết ứng xử với môi trường.
 
Du lịch sinh thái hay du lịch khám phá còn là những bài học thực địa cho trẻ em về địa lý, sinh học, lịch sử, văn hóa, cũng là dịp để các em được tiếp xúc với những “kỹ năng sinh tồn” ngoài thiên nhiên. Thật cảm động khi ta đọc những khẩu hiệu ở nhiều điểm du lịch “Hãy đừng để lại gì ngoài những dấu chân và hãy đừng mang theo gì ngoài những bức ảnh”.
 
3 Mùa hè nào, dư luận cũng phải kêu trời về nạn xả rác, về những hành động phá hoại thiếu ý thức của một số du khách. Thế nên, gần đây đã hình thành rất nhiều các phong trào kêu gọi ý thức của du khách, như nhóm bạn trẻ ở Đà Lạt đã mang mặt nạ làm từ thùng giấy có vẽ khuôn mặt cười, trên tay mang tấm bảng nhỏ với dòng chữ: “Đến Đà Lạt đừng xả rác” được viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Sự xuất hiện tươi tắn cùng thông điệp ý nghĩa đã gây chú ý với nhiều người dân địa phương và du khách. Những hành động như vậy là rất đáng quý.
 
Tuy nhiên, nó chỉ như muối bỏ bể nếu như mỗi du khách không thay đổi từ trong quan niệm sai lầm của mình về đi du lịch, đồng thời cũng là quá trình tự “nâng cấp” văn hóa ứng xử của bản thân khi đến những nơi công cộng.
 
 
Nguyễn Mỹ 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.