Sống mãi những ca khúc đi cùng năm tháng

Chia sẻ

PNTĐ-Hà Nội có một kho tàng các ca khúc mừng ngày Giải phóng Thủ đô, khắc họa nên vẻ đẹp của từng nhịp thở, từng chuyển động của 36 phố phường.

 
 
Các ca khúc mừng ngày Giải phóng Thủ đô, cũng là những ca khúc hay nhất về Hà Nội, khắc họa nên vẻ đẹp của từng nhịp thở, từng chuyển động của 36 phố phường. Không phải ai cũng biết, có những ca khúc về Hà Nội đã “tiên tri” về ngày Giải phóng Thủ đô…
 
Chừng 20 tuổi, khoảng năm 1953 - 1953, chàng trai Hà Nội hào hoa sinh trưởng trong gia đình tiểu tư sản Hoàng Dương (1933 - 2017) khi ấy tham gia cách mạng bằng đúng sở trường âm nhạc của mình. Ông là thành viên Đội tuyên truyền văn nghệ Thành nội bộ Hà Nội nên luôn phải trốn trách sự truy lùng của quân địch. Trong một lần tạm lánh ra ngoại thành Hà Nội, nhìn về phía nội thành vẫn còn đang gồng mình chống chọi với tiếng pháo, tiếng súng nổ, lại nhớ bóng dáng người con gái Hà Nội mà ông thầm thương, “Hướng về Hà Nội” ra đời như thế. 
 
Nếu như “Hướng về Hà Nội” như lời nhắn gửi những thanh niên tri thức thủ đô “gác bút nghiên” lên đường vì nghĩa lớn với trái tim luôn hướng về Thủ đô thân yêu thì “Sẽ về Hà Nội” cũng chứa đựng tâm trạng ấy nhưng khí thế cho ngày trở về đã như một lời khẳng định. Ca khúc mở ra một không gian trong sáng, thanh bình: “Ai về thủ đô tôi gửi vài lời, Tây Hồ mờ xa là nhà tôi đó. Đây chợ Đồng Xuân bên dòng Nhị Hà, đi học về qua luôn hát vui ca…” để rồi hừng hực tinh thần quyết chiến: “Đô thành kháng chiến, sôi sục phố phường, sông Hồng kia dâng sóng cùng quê hương. Lên đường kháng chiến tiêu diệt quân thù” và lời khẳng định ngày chiến thắng: “Năm cửa ô reo bước quân ca vang”…
 
Sống mãi những ca khúc đi cùng năm tháng  - ảnh 1
Sống mãi những ca khúc đi cùng năm tháng. Ảnh: Lại Tấn

 
Nhạc sĩ Huy Du (1926 - 2007) sáng tác “Sẽ về Thủ đô” năm 1948 giữa lúc Hà Nội đang bị giặc chiếm đóng, ông cùng bao thanh niên cùng thế hệ theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đóng quân tại Liên khu Ba. Ông từng chia sẻ sáng tác “Sẽ về Thủ đô” vừa cho chính mình, vừa cho những chàng trai để cùng hát với nhau, để vơi đi nỗi nhớ Hà Nội, để thêm yêu Hà Nội và từ đó thêm tinh thần quyết tâm chiến đấu. 
 
Nhắc đến ca khúc viết về Hà Nội kịp vang lên trong ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 không thể không kể tới hai tuyệt phẩm “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) và “Người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003). Hai ca khúc có nhiều điểm tương đồng.
 
Cả hai ca khúc sáng tác như cho người nghe thấy ngày Hà Nội giải phóng với những đoàn quân điệp trùng, dũng mãnh và đầy khí thế tiến về Hà Nội, với sự hân hoan đón chào của nhân dân với rừng cờ hoa rợp trời Hà Nội từ năm cửa ô đến các phố phường… Có điều  đặc biệt, hai ca khúc này được sáng tác trước khi ngày Thủ đô chính thức giải phóng rất lâu. Chẳng hạn như nhạc sĩ Văn Cao sáng tác “Tiến về Hà Nội” năm 1949, 5 năm trước ngày giải phóng; trong khi trước “Tiến về Hà Nội” ra đời 2 năm, đầu năm 1947 nhà văn Nguyễn Đình Thi sáng tác “Người Hà Nội”. 
 
Trong khi, nhịp hành khúc với tính chất hào hùng, hình ảnh những đoàn quân đang hành quân về giữa Thủ đô là thủ pháp chính được nhạc sĩ Văn Cao sử dụng khi viết tác phẩm “Tiến về Hà Nội” thì “Người Hà Nội” nhịp hành khúc cũng là một trong những nhịp điệu được nhà văn Nguyễn Đình Thi khai thác khi sáng tác tác phẩm. Có thể khẳng định, ngay từ khi ra đời cả “Tiến về Hà Nội” và “Người Hà Nội” đã có vị trí riêng biệt và nổi bật trong nền ca khúc cách mạng nói riêng, âm nhạc mới Việt Nam nói chung. Nếu như “Tiến về Hà Nội” là một trong không nhiều bản hành khúc ra đời ở thời kỳ đầu nền tân nhạc thì “Người Hà Nội” là một trong không nhiều trường ca ở thời kỳ đầu của nền tân nhạc. 
 
Là những ca khúc ghi dấu ấn đặc biệt của ngày Giải phóng Thủ đô, đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình, nhưng “Tiến về Hà Nội”, “Người Hà Nội”, “Hướng về Hà Nội” hay “Sẽ về Thủ đô”… chưa bao giờ khiến người yêu nhạc coi là “ca khúc lịch sử”, mà luôn được yêu thích, được hát lên là những ca khúc hay nhất viết về vẻ đẹp Hà Nội. 
 
 
Nguyễn Quang Long
Nhà lý luận âm nhạc
 

Tin cùng chuyên mục

Cầu đi bộ Trần Nhật Duật bất ngờ biến thành công trình nghệ thuật hấp dẫn

Cầu đi bộ Trần Nhật Duật bất ngờ biến thành công trình nghệ thuật hấp dẫn

(PNTĐ) - Tối qua, 23/4 công trình nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã chính thức khánh thành, tạo thêm một điểm tham quan, checkin mới cho người dân và du khách. Đây là công trình chào mừng ngày kỷ niệm Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

(PNTĐ) - Lọt vào top 25 Hoa hậu Thế giới Việt Nam và là Hoa hậu tuổi teen châu Á năm 2019, nhưng Phan Anh Thư không bước chân vào làng giải trí mà theo đuổi con đường hội họa, trở thành họa sĩ trẻ. Cô từng chia sẻ: "Tôi nghĩ mình có nhiều con đường để đạt được mục đích sau cùng. Tuy nhiên con đường tôi cảm thấy tốt nhất, hạnh phúc nhất là vẽ tranh, làm việc góp sức cho cộng đồng".
Minh chứng về sự kế thừa thành công của gia đình truyền thống nghệ thuật

Minh chứng về sự kế thừa thành công của gia đình truyền thống nghệ thuật

(PNTĐ) - Từ 20-25/4/2024, 100 tác phẩm hội hoạ đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến sẽ được trưng bày tại triển lãm “Kỷ niệm và trải nghiệm: 100 tác phẩm nghệ thuật từ họa sĩ Văn Chiến”. Đây không chỉ là một triển lãm sưu tầm các bức tranh, tác phẩm nghệ thuật như thông thường, mà còn là buổi triển lãm được đúc kết từ khát vọng tôn vinh di sản nghệ thuật của cha, cũng như gìn giữ giá trị văn hoá.