Báo chí Hà Nội không ngừng đổi mới, phát triển

Chia sẻ
Sáng 19/11, Thành uỷ Hà Nội tổ đã chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) “Về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới”.
 
 
Báo chí Hà Nội không ngừng đổi mới, phát triển - ảnh 1
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi và Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong tặng bằng khen cho 6 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW

 
Báo cáo kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, đồng chí Trần Xuân Hà - Phó ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết: Ngay sau khi Chỉ thị số 37-CT/TW được ban hành, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Hội Nhà báo Hà Nội, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan báo chí tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị đến các đối tượng thông qua nhiều hình thức.
 
Cụ thể, sau 15 năm thực hiện Chỉ thị, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Hà Nội có những bước chuyển rõ nét, tổ chức Hội phát triển nhanh chóng, thu hút đông đảo các nhà báo chuyên nghiệp tham gia sinh hoạt hội. Với hơn 100 hội viên sinh hoạt tại 4, 5 Chi hội từ ngày mới thành lập, đến nay, Hội NB Hà Nội đã có trên 1.000 hội viên nhà báo, sinh hoạt tại 19 Liên Chi hội, Chi hội nhà báo.
 
Bên cạnh đó, nội dung, phương thức hoạt động của Hội NB Hà Nội cũng có nhiều đổi mới theo hướng phong phú, hiệu quả hơn, thu hút được nhiều hơn hội viên tham gia, chẳng hạn: Phối hợp với các cơ quan của thành phố tổ chức Hội báo Xuân hà Nội (từ 2004 tới nay); Tham gia Hội báo toàn quốc (từ 2016 tới nay); Tổ chức 25 kỳ Hội khỏe Hội NB thành phố mở rộng; Phối hợp với học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức được 3 lớp Đại học báo chí (văn bằng II) cho 200 học viên là cán bộ, phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí hà Nội và TƯ trên địa bàn; Hàng năm Hội tổ chức 2-3 lớp bồi dưỡng ngắn ngày với nhiều nội dung phong phú (Ký chân dung – Người tốt, việc tốt, Nhiếp ảnh báo chí, Toàn soạn hiện đại, Phát thanh trong kỷ nguyên mới…); Thường xuyên đưa phóng viên đi thực tế viết bài theo các chuyên đề: xây dựng và phát triển mô hình Nông thôn mới, viết về Bộ đội Biên phòng, chủ quyền biên giới, hải đảo…
 
Đặc biệt, trong những năm qua, Hội NB Hà Nội đã tổ chức tốt Giải báo chí viết về gương người tốt - việc tốt trên địa bàn thành phố Hà Nội; Giải Báo chí Ngô Tất Tố. Từ 2018 đến nay, Hội NB Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội; Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Cùng với đó, hoạt động xã hội từ thiện cũng là một trong những điểm sáng của báo chí Thủ đô.
 
Là Hội Nhà báo Thủ đô, hàng năm Hội Nhà báo thành phố cùng các cơ quan báo chí Hà Nội đón tiếp các đoàn báo chí các nước trong khu vực như: Hội NB Hàn Quốc, Cuba, lào, Hội NB tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Chiang Mai (Thái Lan)…; đồng thời, tiến hành nhiều hoạt động ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm hoạt động báo chí với Hội NB các nước.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Trần Xuân Hà cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế Hội NB Hà Nội cần khắc phục: Việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả chưa cao; Việc tổ chức quán triệt, học tập Luật Báo chí và 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo tại một số cơ sở Hội thực hiện chưa nghiêm; Một số chương trình, hoạt động của Hội chưa thu hút được đông đảo hội viên tham gia.
 
Ngoài báo cáo tổng kết, đại biểu tham dự hội nghị cũng được lắng nghe 7 báo cáo tham luận xoay quanh nhiều chủ đề: Hội NB Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô phát triển, hiện đại, văn minh; Phối hợp phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội Nhà báo trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm báo; Tích cực giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho các hội viên nhà báo; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức của người làm báo trong giai đoạn hiện nay; Đạo đức nhà báo trong thời đại 4.0 và vai trò của nhà báo khi tham gia mạng xã hội.
 
Vui mừng trước sự phát triển, trưởng thành của báo chí Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá cao vai trò của Hội NB Hà Nội; những đóng góp của Hội trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ cho hội viên; và vào sự phát triển chung của thành phố. Hoàn thành tốt nhiệm vụ thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NB Việt Nam đề nghị lãnh đạo thành phố cần tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với Hội NB Hà Nội trên mọi lĩnh vực; Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả định hướng quy hoạch phát triển, quản lý báo chí toàn quốc đến 2025.
 
Phát biểu kết luận Hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong ghi nhận hiệu quả hoạt động, nghiêm túc, gia tăng cả về số lượng và nội dung hoạt động của Hội NB Hà Nội (từ chuyên môn tới chăm lo đời sống nghiệp vụ, tổ chức hoạt động mang tính chất xã hội, văn hóa, từ thiện); đặc biệt vai trò của hội với sự phát triển của thành phố trong nhiều hoạt động…
 
Trước sự phát triển, đổi mới mạnh mẽ của đất nước, thủ đô về mọi mặt kinh tế - xã hội… Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho rằng báo chí Hà Nội cần có nhiều đổi mới, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động để hấp dẫn, thu hút sự tham gia của đông đảo phóng viên trẻ tuổi, có năng lực; hoạt động của Hội NB phải là đại diện cho đông đảo các thế hệ hội viên. Ngoài ra, Hội NB Hà Nội phải phát huy được vai trò mang tính chất hỗ trợ nghiệp vụ, đào tạo, định hướng cho phóng viên tham gia giải báo chí quốc gia, giải báo chí lớn; phối hợp cùng cơ quan của thành phố, chi hội làm tốt các nhiệm vụ, tạo sự đổi mới, phát triển của Hội NB…; phóng viên báo chí 
 
Tại hội nghị tổng kết, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội tặng Bằng khen cho 6 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW. Báo Phụ nữ Thủ đô vinh dự là một trong 6 tập thể được nhận Bằng khen của Thành ủy do đã có thành tích xuất sắc thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới trên địa bàn Thủ đô.
 
Thảo Hương
 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).