Vợ chồng mâu thuẫn chuyện biếu tết nội ngoại

Chia sẻ

Chuyện biếu tết cho ba mẹ cần xuất phát từ tình cảm và sự quan tâm trách nhiệm. Tham khảo ý kiến nhiều bạn bè, tôi đều thấy gia đình họ luôn cân bằng hai bên nội ngoại, chứ không hề phân biệt như chồng tôi.

Vợ chồng cưới nhau gần 6 năm và đã có nhà riêng. Bởi thế, đến tết, tôi chẳng phải băn khoăn chuyện ăn tết ở nhà nội hay ngoại. Thông thường chúng tôi đón tết tại nhà sau đó mới về quê chúc tết ông bà hai bên vì ở cùng một làng.

Tặng quà cha mẹ cũng là biểu hiện đạo hiếu của con cái mỗi tết. Thế nhưng cũng lắm rắc rốiTặng quà cha mẹ cũng là biểu hiện đạo hiếu của con cái mỗi tết. Thế nhưng cũng lắm rắc rối (Ảnh: ảnh minh họa)

Những năm đầu mới cưới, kinh tế khá khó khăn nên tôi không đo đếm gì chuyện biếu tết nội ngoại. Thậm chí có năm, tôi mua mấy cân nếp biếu ba mẹ thì ông bà cho lại mấy con gà ăn tết. Chồng tôi mang gà đó về biếu bên nội, thế mà vẫn ăn tết vui vẻ.

Khoảng hai năm trở lại đây, vợ chồng tôi làm ăn được, thu nhập tăng lên mới nảy sinh vấn đề. Chồng tôi luôn tỏ ra trọng bên nội mà khinh bên ngoại khiến tôi rất buồn. Anh làm ra tiền nhưng không bao giờ chủ động cho ba mẹ vợ cái gì, khi nhà có việc tôi toàn tự gửi về cho ba mẹ bằng tiền của mình.

Còn bên nhà chồng, mỗi tháng anh đều gửi tiền về biếu ba mẹ, lễ lộc hay giỗ chạp luôn gửi tiền về lo. Tính ra số tiền chồng lo cho bên nội gấp nhiều lần bên ngoại. Khi tôi nhắc đến chuyện giúp đỡ nhà ngoại là anh gạt đi. Anh nói, tiền làm ra mắc gì cho bên nhà vợ.

Anh như muốn tách tôi khỏi gia đình, không cho tham gia vào việc nhà ngoại. Đợt trước, bên nhà ngoại xây lăng, con gái đóng góp tùy tâm, tôi bàn với chồng thì anh bảo mua lễ về cúng khỏi tiền bạc gì.

Sau đó, tôi phải âm thầm góp 10 triệu vì sợ ba mẹ buồn. Từng ấy năm lấy chồng, tôi đã lo được cho ba mẹ cái gì đâu. Bây giờ đến tết, chồng cũng muốn chỉ lo nhà nội mà phớt lờ nhà ngoại.

Năm ngoái, tôi sắm sửa toàn bộ lễ tết cho nhà chồng, lì xì ba mẹ chồng mỗi người 1 triệu, các cháu của chồng đều 500 ngàn. Nhưng khi sang nhà ngoại, chồng chỉ mừng tuổi ba mẹ vợ 200 ngàn, mỗi đứa cháu 20 ngàn. Tôi thấy như thế quá chênh lệch nhau trong khi bên nào cũng ruột thịt.

Vậy nên, tết năm nay, tôi bàn với chồng không đi chợ sắm tết cho bên nội nữa mà biếu ông bà mỗi bên hai triệu lo tết, đồng thời giảm tiền mừng tuổi cho ông bà nội ngoại 200 ngàn thôi, nhưng chồng giãy nảy lên phản đối. Anh bảo, không ai cho tiền và sắm Tết cho bên ngoại cả, người ta cười cho.

Chỉ cần đi lễ nhà ngoại giỏ bánh mứt khoảng 500 ngàn là được rồi. Nghe anh nói thế, tôi nhất định không đồng ý. Anh có ba mẹ thì tôi cũng có ba mẹ, ai cũng có công sinh thành nuôi dưỡng sao lại phân biệt như thế.

Từ chuyện này, anh mới lấy lý do anh làm được nhiều tiền hơn nên cho nhà chồng nhiều hơn là phải. Điều đó khiến tôi rất bực tức, đã là vợ chồng bao nhiêu năm giờ lại so sánh thu nhập. Chuyện biếu tết cho ba mẹ cần xuất phát từ tình cảm và sự quan tâm trách nhiệm.Tham khảo ý kiến nhiều bạn bè, tôi đều thấy gia đình họ luôn cân bằng hai bên nội ngoại chứ không hề phân biệt như chồng tôi. Nếu chồng tôi cứ giữ nguyên quan điểm thì  nhà ai người ấy lo, tôi chẳng thể để ba mẹ mình thiệt thòi được.

                                                                                                      Theo Phunuonline.com

Theo https://www.phunuonline.com.vn/vo-chong-mau-thuan-chuyen-bieu-tet-noi-ngoai-a1399826.html

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.