Cưới nhưng không đăng ký kết hôn có trở thành vợ chồng hợp pháp?

Chia sẻ

Em và anh ấy tổ chức cưới hỏi đàng hoàng, đám cưới rước dâu, hai họ chứng kiến. Chúng em nghĩ có đám cưới là đã danh chính ngôn thuận trở thành vợ chồng, nên chẳng đi đăng ký kết hôn. 3 năm trôi qua, vợ chồng em chung sống hạnh phúc chẳng có vấn đề gì xảy ra. Nay, chồng em có một phụ nữ theo đuổi, em tìm đến đánh ghen. Cô ta bảo em cũng chẳng chưa phải là vợ hợp pháp của anh ấy nên không có quyền đến đánh ghen. Em bảo chúng em có cưới hỏi đàng hoàng thì đã là vợ chồng hợp pháp rồi, dù chưa đi đăng ký kết hôn, nhưng cô ta vẫn bảo không phải. Em muốn hỏi Quý báo, cô ta nói có đúng không, và có thật là cưới nhưng không đăng ký kết hôn thì vẫn chưa chính thức trở thành vợ chồng trên pháp luật? Vậy đám cưới của chúng em có tác dụng gì không?

Hoangvananh19...@gmail.com

Trả lời:

Lâu nay, một bộ phận vẫn xem đám cưới là điều kiện hợp pháp để hai người chính thức trở thành vợ chồng. Bởi khi đám cưới diễn ra có sự chứng kiến của hai họ, tiến hành các thủ tục về mặt tâm linh (lễ bái gia tiên nhà chồng, nhà vợ). Việc mọi người "làm chứng" trong đám cưới là căn cứ để công nhận hai người trở thành vợ chồng một cách danh chính ngôn thuận. Tuy nhiên, đám cưới chỉ được xem là phong tục chứ không có giá trị pháp lý hôn nhân.  

Cưới nhưng không đăng ký kết hôn có trở thành vợ chồng hợp pháp? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Theo Điều 9Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thìđăng ký kết hôn được quy định như sau:

a. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý.

b. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Chiếu theo quy định của Luật trên thì việc bạn tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn là vi phạm quy định về đăng ký kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình. Do đó, việc kết hôn của các bạn trong trường hợp này không có giá trị pháp lý. Để hợp thức hóa hôn nhân của mình trước pháp luật, các bạn hãy ra chính quyền đăng ký kết hôn ngay. Việc đăng ký kết hôn không chỉ hợp thức hóa hôn nhân cho các bạn, mà nó còn giúp các bạn bảo vệ quyền và lợi ích trong hôn nhân. Nếu các bạn tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký thì khi cuộc sống chung xảy ra vấn đề, quyền lợi của vợ hoặc chồng sẽ không thể bảo vệ được. Bấy giờ sẽ nảy sinh nhiều bất lợi cho đôi bên, con cái theo đó cũng bị ảnh hưởng, mất quyền lợi theo.

 Báo Phụ nữ Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.