Thành lập 4 tiểu ban chống dịch nCoV

Chia sẻ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra vừa ký Quyết định số 80/QĐ-BCĐQG về việc thành lập các tiểu ban chống dịch.

ảnh minh họaảnh minh họa

Quyết định nêu rõ, thành lập 04 Tiểu ban chống dịch để tham mưu, giúp việc cho Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) gồm:

1. Tiểu ban Giám sát.

2. Tiểu ban Điều trị.

3. Tiểu ban Truyền thông

4. Tiểu ban Hậu cần.

Tiểu ban Giám sát do ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng tiểu ban; ông Hoàng Đăng Nhiễu, Phó Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng, Phó trưởng Tiểu ban; ông Nguyễn Văn Thống, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, Phó trưởng Tiểu ban.

Thành viên Tiểu ban Giám sát gồm đại diện các Bộ: Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo và các thành viên khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan cử theo đề nghị của Trưởng tiểu ban.

Tiểu ban Điều trị do ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng tiểu ban; ông Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, Phó trưởng Tiểu ban; ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Phó trưởng Tiểu ban.

Thành viên Tiểu ban Điều trị gồm đại diện các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải và các thành viên khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan cử theo đề nghị của Trưởng tiểu ban.

Tiểu ban Truyền thông do ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Trưởng tiểu ban; ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Tiểu ban.

Thành viên Tiểu ban Truyền thông gồm đại diện các Bộ, cơ quan: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các thành viên khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan cử theo đề nghị của Trưởng tiểu ban.

Tiểu ban Hậu cần do ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng tiểu ban; bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Phó trưởng Tiểu ban; ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó trưởng Tiểu ban.

Thành viên Tiểu ban Hậu cần gồm đại diện các Bộ: Y tế, Tài chính, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải và các thành viên khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan cử theo đề nghị của Trưởng tiểu ban.

Các Tiểu ban thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo chống dịch các cấp và các nhiệm vụ do Trưởng ban chỉ đạo giao.

Trưởng các Tiểu ban có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Tiểu ban, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu ban.

Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.