Chọn sách giáo khoa: Quyết định cao nhất thuộc về giáo viên

Chia sẻ

Tranh thủ học sinh đang được nghỉ học dài, nhiều Phòng GD-ĐT đã chỉ đạo các trường cho giáo viên nghiên cứu 32 cuốn sách trong 5 bộ sách giáo khoa (SGK) mới.

Chủ động nghiên cứu dù văn bản hướng dẫn chưa có hiệu lực

Sáng 11/2, trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, nhiều lãnh đạo phòng GD&ĐT trên địa bàn TP Hà Nội cho hay, tranh thủ thời gian học sinh được nghỉ học kéo dài, ngoài việc triển khai các lớp học online – trực tuyến, nhiều trường đã bắt đầu họp tổ chuyên môn để nghiên cứu 5 bộ SGK mới đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Bà Vũ Thị Thu Hà – Trưởng Phòng GD&ĐT quận Long Biên, Hà Nội cho hay, trong đợt giao ban các hiệu trưởng trường tiểu học, đã yêu cầu giáo viên nghiên cứu kỹ 5 bộ SGK mới để nắm bắt xem bộ sách nào phù hợp nhất với đơn vị mình. Còn với các hiệu trưởng THCS, Phòng GD&ĐT được yêu cầu mở các lớp nghiệp vụ về công nghệ, hỗ trợ giáo viên về kỹ năng cho học sinh thi trắc nghiệm, tập trung khối lớp 8, 9.

Giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm hướng dẫn học sinh ôn bài.Giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm hướng dẫn học sinh ôn bài. (Ảnh: Phạm Hùng)

Trao đổi cụ thể hơn, bà Nguyễn Thị Hằng – Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Long Biên cho biết, trong 5 bộ SGK được phê duyệt, có bộ Cánh Diều đã được triển khai trên mạng internet, qua đó, các nhà trường sẽ nghiên cứu trên hệ thống điện tử, còn các bộ còn lại được nhà xuất bản (NXB) gửi đến các trường trên toàn quận. Đơn cử như NXB Giáo dục Việt Nam, đơn vị này đã đến phòng GD&ĐT quận hỏi cụ thể địa bàn có bao nhiêu trường, sau đó gửi đủ sách đến để các cơ sở giáo dục tham khảo, nghiên cứu.

Theo chia sẻ của bà Hằng, các phòng GD&ĐT được cấp có thẩm quyền hướng dẫn lựa chọn theo Thông tư 01/2020 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông. “Dù thông tư này ngày 15/3 mới có hiệu lực nhưng chúng tôi được chỉ đạo sẽ lựa chọn theo tinh thần văn bản này. Do đó, Phòng đã chỉ đạo các trường làm dần, theo nguyên lý các tổ chuyên môn xem trước, sau đó lập hội đồng chọn sách và triển khai theo thẩm quyền của hội đồng” – bà Hằng nói thêm.

Đối với Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì đã yêu cầu toàn trường trên địa bàn tổ chức cho các giáo viên, tổ bộ môn nghiên cứu 5 bộ SGK lớp 1 mới. Ông Phùng Ngọc Oanh – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cho biết, hiện ở huyện có NXB Sư phạm đã cung cấp đầy đủ các bộ sách liên quan, qua đó, giáo viên các trường thuận lợi trong việc tiếp cận, nghiên cứu.

Ở huyện Gia Lâm, theo ông Hoàng Việt Cường – Trưởng Phòng GD&ĐT, cơ quan quản lý và chuyên môn rất quan tâm đến 5 bộ SGK mới, do đó, ngay từ ngày đầu của đợt nghỉ để học sinh phòng, chống dịch Covid-19, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tập trung cho giáo viên nghiên cứu 32 cuốn sách đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt. “Mỗi trường ở Gia Lâm chỉ có 1 bộ sách. Nếu được phát tận tay các bộ sách để giáo viên nghiên cứu thì thuận lợi hơn, nhưng làm như vậy sẽ khá tốn kém về tài chính. Bởi vậy, hiện toàn bộ giáo viên được hướng dẫn sử dụng hệ thống mạng để tham khảo thêm” – ông Cường cho biết thêm.

Hội đồng là trọng tài chọn sách

Trước thông tin nhiều giáo viên còn băn khoăn trong việc có được quyền lựa chọn các cuốn sách ở các bộ sách khác nhau hay không, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, theo quy trình lựa chọn SGK, tổ chuyên môn sẽ tiến hành bỏ phiếu chọn cho từng môn học, sau đó đề xuất danh mục tới hội đồng chọn sách. Hội đồng sau đó căn cứ vào kết quả bỏ phiếu do tổ chuyên môn gửi tới, tiến hành bỏ phiếu kín cho từng đầu sách, từng môn học hay hoạt động giáo dục. Như vậy, việc lựa chọn SGK không nhất thiết theo từng bộ, mà có thể tách tỉa từng môn học phù hợp với điều kiện địa phương, cơ sở giáo dục.

Liên quan đến nội dung này, sáng 11/2, ông Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục lựa chọn SGK, các bộ phận liên quan đã áp dụng công nghệ, tạo các clip tóm tắt các nội dung chính của Thông tư 01, sau đó đẩy lên hệ thống internet. “Thông tư 01 cơ bản là ngắn gọn và tập trung các nội dung chính về quy trình, nguyên tắc lựa chọn SGK. Tuy nhiên, Vụ Giáo dục tiểu học vẫn tổ chức các hình thức hướng dẫn để các nhà trường, cơ sở giáo dục dễ hiểu hơn, dễ nắm bắt hơn” – ông Tài nói.

Nói về cách thức lựa chọn SGK, trong buổi làm việc mới đây với ngành giáo dục tỉnh Nam Định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý, phía Bộ đã có hướng dẫn sở, phòng và các hiệu trưởng triển khai thật kỹ hướng dẫn này để đảm bảo khách quan, minh bạch, công bằng.
"Quyết định cao nhất trong việc lựa chọn sách thuộc về giáo viên; hội đồng là trọng tài để minh bạch lựa chọn." - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Bảo Thắng

(Theo Kinh tế Đô Thị)

Theo http://kinhtedothi.vn/chon-sach-giao-khoa-quyet-dinh-cao-nhat-thuoc-ve-giao-vien-365027.html

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…