HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố

Chia sẻ

Sáng 21/2/2020, HĐND TP Hà Nội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 13 để quyết nghị về việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP năm 2020.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu khai mạcChủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu khai mạc (Ảnh: PV)

Dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố...

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh: Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, theo đề nghị của UBND thành phố và được sự đồng ý của Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 13 - kỳ họp không thường kỳ để xem xét và quyết nghị về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đây là nội dung quan trọng nhằm thực hiện Nghị quyết của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh, thành phố hoạt động hiệu lực, hiệu quả; là nội dung khi triển khai liên quan đến các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền ở từng cơ sở và từng người dân.

Vì vậy, Thành ủy- HĐND - UBND- Ủy ban MTTQ thành phố đã xem xét một cách kỹ lưỡng, phù hợp với địa bàn dân cư với phương châm: thận trọng, chặt chẽ, công khai, dân chủ, đúng quy trình, quy định pháp luật; hạn chế sự xáo trộn, coi trọng việc nâng cao hiệu quả hoạt động sau sắp xếp, sáp nhập; không làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Chủ tịch HĐND TP  đề nghị các vị đại biểu HĐND, đặc biệt là các vị đại biểu đang công tác tại các quận, huyện, thị xã đóng góp ý kiến tâm huyết, những kinh nghiệm và phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống.

Sau phần thảo luận của các đại biểu, HĐND thành phố đã thống nhất quyết nghị thực hiện việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố của 11 quận, huyện, gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Tây Hồ, Cầu Giấy, Long Biên và Ứng Hòa.

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết, đại biểu Dương Đức Tuấn (quận Hoàn Kiếm) khẳng định chủ trương sáp nhập tổ dân phố giúp tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả chính quyền địa phương. Quận Hoàn Kiếm có 651 tổ dân phố, với quy mô khác nhau dẫn tới hiện trạng tổ chức hội họp có nhiều khó khăn…Chính vì đặc điểm tổ dân phố phân tán nên Hoàn Kiếm mới thiết lập mô hình khu dân cư để liên kết các tổ dân phố. Vì thế khi sắp xếp các tổ dân phố sẽ phải sắp xếp lại khu dân cư.

Đại biểu Nguyễn Xuân Lưu (quận Thanh Xuân) đánh giá cao việc Thành phố đã kịp thời lắng nghe, giải quyết kịp thời các kiến nghị của cơ sở, đặc biệt là việc bổ sung tổ phó tổ dân phố, tạo sự đồng thuận rất lớn của cử tri. Sau sáp nhập, quận Thanh Xuân giảm 101 tổ dân phố, còn 213 tổ dân phố. Sắp tới, quận Thanh Xuân sẽ tiến hành quy trình bầu cử và kiện toàn tổ phó tổ dân phố có thể tham gia cấp ủy chi bộ; rà soát các thủ tục hành chính của người dân sau khi sắp xếp, sáp nhập, đổi tên tổ dân phố; xem xét bố trí kinh phí để cải tạo, nâng cấp mua sắm các thiết bị cho các nhà hội họp, nhà văn hóa của phường; sắp xếp các chức danh không chuyên trách tại địa phương.

Theo đó, có 1.407 thôn, tổ dân phố mới được sáp nhập, gồm 4 thôn, 1.403 tổ dân phố. Số lượng thôn, tổ dân phố giảm sau khi sáp nhập là 2.519 thôn, tổ dân phố (4 thôn, 2.515 tổ dân phố). Như vậy, tổng số thôn, tổ dân phố trên toàn thành phố Hà Nội sau khi sáp nhập là 5.260 (2.366 thôn, 2.894 tổ dân phố).

HĐND thành phố cũng đồng ý đổi tên 226 tổ dân phố, để thuận lợi trong công tác quản lý sau khi thực hiện việc sáp nhập. Trong đó, quận Ba Đình đổi tên 46 tổ dân phố, quận Đống Đa đổi tên 26 tổ dân phố, quận Cầu Giấy đổi tên 37 tổ dân phố, quận Hai Bà Trưng đổi tên 17 tổ dân phố, quận Tây Hồ đổi tên 11 tổ dân phố, quận Hoàng Mai đổi tên 89 tổ dân phố.

Đợt này, 7 quận, huyện đề nghị không thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố gồm: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Mỹ Đức, Đông Anh. Nguyên nhân là do qua khảo sát của các địa phương, các thôn trong diện phải sắp xếp nhưng chưa thể thực hiện được vì có vị trí biệt lập; thôn có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, đặc điểm văn hóa, tôn giáo, tập quán khác nhau; các thôn, tổ dân phố thuộc quận, huyện đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, đang chuẩn bị triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Với những địa phương không thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố đợt này, thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát và thực hiện vào thời điểm thích hợp.

Trước đó, ngày 26/12/2019, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-HĐND về việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 12 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Trong đó, số thôn, tổ dân phố mới được thành lập sau khi thực hiện phương án sáp nhập là 159 thôn, tổ dân phố (123 thôn, 36 tổ dân phố). Số thôn, tổ dân phố trên toàn thành phố giảm sau khi sáp nhập là 189 thôn, tổ dân phố (140 thôn, 49 tổ dân phố). Ngoài ra, 53 thôn, tổ dân phố cũng được xem xét đổi tên để thuận lợi trong công tác quản lý.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, kỳ họp thứ mười ba, HĐND thành phố khóa XV đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra và bế mạc kỳ họp.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, với sự lãnh đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND, sự vào cuộc trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong toàn thành phố, đặc biệt là sự vào cuộc của các quận, huyện, thị xã, thôn, tổ dân phố, kỳ họp đã được chuẩn bị rất bài bản, nghiêm túc, đúng luật và có xem xét đặc thù của từng đơn vị. Vì vậy, tại kỳ họp này, HĐND thành phố đã tiến hành xem xét, thảo luận và thông qua nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao.

HĐND thành phố đã quyết định thông qua việc sáp nhập đối với 3.918 tổ dân phố, 8 thôn để thành lập mới 1.403 tổ dân phố, 4 thôn; thực hiện đổi tên 226 tổ dân phố trên địa bàn 7 quận. Như vậy, qua 2 kỳ họp (kỳ họp thứ mười hai và kỳ họp thứ mười ba), HĐND thành phố đã thông qua việc sáp nhập đối với 4.274 thôn, tổ dân phố để thành lập 1.566 thôn, tổ dân phố mới; đổi tên 279 thôn, tổ dân phố.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).