Người giúp việc ăn cắp thông tin cá nhân phải xử lý như thế nào?

Chia sẻ

Gần đây tôi phát hiện người giúp việc theo giờ cho gia đình tôi đã tự động mở máy tính, thâm nhập vào trang cá nhân của tôi trên mạng, chụp ảnh lại và gửi cho người quen những thông tin hết sức riêng tư.

Tôi rất bực vì hành động ăn cắp thông tin này, nhưng cũng vẫn muốn người này tiếp tục làm việc cho gia đình bởi họ đã khá quen và trách nhiệm với công việc. Tôi chỉ muốn “xử lý nội bộ” để người này biết những việc làm sai trái của mình mà dừng lại. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về hành vi này?

Bạn đọc ở Hoàng Mai (xin giấu tên, địa chỉ)

Trả lời:
Trường hợp của bạn, bạn cũng không nói rõ người giúp việc dùng thông tin cá nhân của bạn chụp ảnh và gửi cho người khác nhằm mục đích gì, nhưng rõ ràng người đó tự ý phát tán thông tin cá nhân của bạn như vậy là vi phạm quyền riêng tư cá nhân.

Người giúp việc ăn cắp thông tin cá nhân phải xử lý như thế nào? - ảnh 1

Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định rất rõ về tội danh này:

“Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013.

“Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin.

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lưu trữ thông tin cá nhân của người khác thu thập được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chấm dứt việc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đang được lưu trữ là trái pháp luật;

b) Không chấm dứt việc cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác công cụ tìm kiếm đến các nguồn thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết nguồn thông tin số đó là trái pháp luật;

c) Không kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin cá nhân của người khác lưu trữ trên môi trường mạng trong quá trình thu thập, xử lý, sử dụng thông tin khi có yêu cầu của chủ sở hữu thông tin đó;

d) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân chưa được đính chính khi có yêu cầu đính chính của chủ sở hữu thông tin đó;

đ) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân khi đã có yêu cầu hủy bỏ của chủ sở hữu thông tin đó;

e) Không lưu trữ những thông tin số ghi hoạt động trên môi trường mạng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Truy nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng

Với những trường hợp tương tự xâm phạm đến quyền thông tin cá nhân, mức hình phạt có thể lên đến 70.000.000 đồng (Khoản 4, 5 của Nghị định 174/2013/NĐ-CP):

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ trên môi trường mạng thông tin thuộc bí mật kinh doanh hoặc tiết lộ trái phép nội dung thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;

Những việc làm vi phạm đến thông tin cá nhân, như việc phát tán thông tin, hay clip riêng tư không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự lành mạnh của văn hóa xã hội mà còn tác động nặng nề đến tâm lý của nạn nhân nói chung, sẽ gây hậu quả khó lường nếu việc phát tán hình ảnh nhằm mục đích xấu, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nạn nhân. Quyền bí mật thông tin cá nhân đã được quy định rất rõ trong bộ luật hình sự, nhưng trên thực tế, những hành vi này ít bị xử lý theo luật pháp mà các bên thường xử lý nội bộ, thoả thuận, xin lỗi nhau.

Trường hợp của bạn, bạn nên tìm hiểu xem người giúp việc sử dụng thông tin cá nhân của bạn với động cơ, mục đích gì? Từ đó bạn có thể đối chiếu với các quy định của pháp luật để có thể nhờ cơ quan chức năng can thiệp và xử lý.

Luật sư: Trần Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.