Bộ Công Thương khẳng định không tăng giá bán lẻ điện trong năm 2020

Chia sẻ

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết: Tiêu thụ điện hơn 2 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm ngoái do diễn biến dịch Covid-19, đồng thời khẳng định Bộ không có kế hoạch điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Công Thương chiều 20/3/2020, đại điện Cục Điều tiết Điện lực cho biết, tình hình tiêu thụ điện hơn 2 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời khẳng định không có kế hoạch điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện trong năm nay.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), tính đến ngày 19/3/2020, sản lượng điện tiêu thụ bình quân của cả nước chỉ đạt khoảng 623 triệu kWh/ngày, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đầu năm xây dựng là 690,7 triệu kWh/ngày.

Qua theo dõi tình hình tăng trưởng của các phụ tải điện tính đến giữa tháng 3/2020 cho thấy sản lượng điện sinh hoạt tăng cao nhất trong 5 phụ tải điện, trong khi đó sản lượng điện phục vụ cho sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ có sự suy giảm mạnh, thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tốc độ tăng trưởng điện đã chững lạiDo ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tốc độ tăng trưởng điện đã chững lại

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết sẽ theo dõi sát tình hình tiêu thụ điện thực tế trong thời gian tới để vận hành hệ thống điện một cách hợp lý, có được chi phí vận hành kinh tế nhất. Đồng thời, thực hiện Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 06 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị điện lực khác thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chi phí, giảm tổn thất điện năng và nâng cao năng suất lao động; thực hiện việc tiết kiệm chi phí thường xuyên để giảm giá thành sản xuất kinh doanh điện, qua đó không điều chỉnh tăng giá điện.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực khẳng định: Bộ Công Thương đã có chỉ đạo đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong năm nay không điều chỉnh tăng giá điện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng cũng như Bộ trưởng Bộ Công Thương. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo EVN kiểm tra các đơn vị điện lực và các tổng công ty điện lực thực hiện nghiêm việc áp giá bán lẻ điện cho các đối tượng theo đúng quy định. Trong đó tập trung thứ nhất là việc áp giá bán điện phục vụ cho các khách hàng nằm trong chuỗi quá trình sản xuất và lưu thông hàng nông sản để phục vụ cho việc giải quyết hàng nông sản, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới phía Bắc được hưởng chính sách giá điện theo đúng quy định của Nhà nước. Thứ 2, đôn đốc chỉ đạo các đơn vị điện lực, các sở Công Thương để kiểm tra giám sát công việc áp giá điện cho các đối tượng nhà trọ được hưởng giá điện do nhà nước quy định.

Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, để đảm bảo điện cho sản xuất và đời sống trong thời gian tới, đặc biệt là mùa khô năm nay, trong bối cảnh nhiều hồ thủy điện trong cả nước đang khô hạn (lượng nước về các hồ hầu như không có, hạn nặng hơn nhiều so với dự báo hồi đầu năm), đơn vị này cũng đang cùng với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên - Môi trường phối hợp trong vận hành các hồ thủy điện nhằm góp phần sử dụng nước có hiệu quả nhất cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt gắn với phát điện.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, dự báo nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống là rất lớn nên ngay từ đầu năm Bộ đã dự báo khả năng sẽ căng thẳng về nguồn điện từ năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều lĩnh vực công nghiệp, thương mại đã chậm lại, nhu cầu điện có giảm đi nên tình hình căng thẳng điện chưa diễn ra. Tuy nhiên, về lâu dài, tình hình khó khăn về điện là rõ ràng. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, cho rằng, cùng với việc yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm bảo cung ứng đủ điện trong sản xuất và đời sống trong trước mắt, cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng tiến độ các công trình điện.

"Hiện nay - đặc biệt trong ngành năng lượng chúng ta có rất nhiều dự án đầu tư lớn để đáp ứng cho nhu cầu năng lượng của đất nước trong thời gian tới do dịch bệnh Covid đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ đầu tư của các dự án. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhà thầu nước ngoài đã đưa ra những đề xuất rất cụ thể để một mặt chúng ta kiểm soát được dịch bệnh nhưng mặt khác chúng ta cũng hạn chế được tối đa những tác động tiêu cực tới tiến độ đầu tư. Tôi đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu xem xét các giải pháp các nhà đầu tư đưa ra để giảm thiểu được các tác động tiêu cực của dịch bệnh covid tới việc đầu tư xây dựng các dự án để đáp ứng nhu cầu lâu dài về năng lượng"- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

(PNTĐ) - Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
 Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội xác định văn kiện không chỉ để dùng trong hệ thống chính trị và các cơ quan Đảng, mà phải mang hơi thở của cuộc sống, của thực tiễn, thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, văn kiện phải đảm bảo khi người dân, doanh nghiệp... nhìn vào, thấy mình phải làm gì, được thụ hưởng gì; thấy được thành phố trong tương lai gần cũng như định hướng cho 10 năm, 20 năm tới ra sao... Trên cơ sở đó, văn kiện tạo ra nguồn động lực, có ý nghĩa hiệu triệu, truyền cảm hứng cho người dân, cho xã hội để đồng hành cùng thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 17/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND Thành phố “quy định chi tiết một số chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” và dự thảo nghị quyết “quy định cơ chế, chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ sinh sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội”. Đồng chí Nguyễn Lan Hương – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và đồng chí Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chủ trì hội nghị.