Chủ nhà trọ huyện Đông Anh giảm tiền thuê nhà, hỗ trợ lao động nhập cư

Chia sẻ

Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều chủ nhà trọ trên địa bàn huyện Đông Anh tập trung đông công nhân đã giảm giá tiền phòng trọ, tiền cửa hành kinh doanh dịch vụ từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng tiền phòng trọ và kiot cho thuê.

 

Chị Lê Thị Nhài- Chủ nhà trọ thôn Bầu, xã Kim Chung đến thông báo việc giảm giá thuê phòng cho cho các nữ công nhân lao động nhập cư hiện đang thuê phòng tại gia đìnhChị Lê Thị Nhài- Chủ nhà trọ thôn Bầu, xã Kim Chung đến thông báo việc giảm giá thuê phòng cho cho các nữ công nhân lao động nhập cư hiện đang thuê phòng tại gia đình

Giảm giá thuê nhà trọ, cửa hàng kinh doanh từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng

Chị Lê Thị Minh Nhàn, Chủ tịch Hội LHPN xã Kim Chung, huyện Đông Anh cho biết: Trước tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh của từng địa phương, thực hiện Chỉ thị 15 CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn ứng phó với dịch bệnh bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và tính mạng của người dân”.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu người dân hạn chế di chuyển, đặc biệt ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, tạm dừng hoạt động/ đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu liên quan đến đời sống dân sinh…

Từ thực tế đó, Hội Phụ nữ đã kịp thời nắm tình hình, động viên và đề xuất các giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với hội viên phụ nữ gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, góp phần phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Hội Phụ nữ đã chủ động vận động các chủ nhà trọ trên địa bàn, nhất là những thôn thập trung đông công nhân để giảm giá tiền phòng trọ, điện nước cho người lao động… Hiện đã có nhiều chủ nhà trọ, chủ các kiot kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã đã giảm giá thuê phòng nhằm chia sẻ với người lao động.  

Cụ thể, gia đình chị Nguyễn Thị Tân- thôn Bầu giảm giá thuê 1 kiot từ 5 triệu đồng xuống 3 triệu đồng/tháng, giảm giá thuê 4 phòng trọ mỗi phòng 300.000 nghìn đồng/tháng; gia đình chị Đỗ Thị Xuân giảm giá thuê 5 kiot từ 3 triệu đồng xuống 2 triệu đồng/tháng; gia đình chị Lê Thị Huyền giảm giá thuê 2 phòng trọ mỗi phòng 500.000 nghìn đồng;  gia đình chị Lê Thị Nhài giảm giá thuê 8 phòng trọ mỗi phòng là 200.000 nghìn đồng; gia đình chị Phan Thị Bền giảm giá thuê 2 kiot mỗi kiot 1 triệu đồng; đình chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Bầu có 20 phòng trọ cho thuê và gia đình chị Lê Thị Ngãi, thôn Nhuế có 10 phòng trọ cho thuê đã giảm giá mỗi phòng là  200.000 nghìn đồng... Đặc biệt, có gia đình chị Phạm Thị Hợp thôn Bầu đã giảm giá 1 cửa hàng kinh doanh dịch vụ từ 6 triệu đồng xuống 3 triệu đồng và giảm giá 25 phòng trọ mỗi phòng giảm 200.000 nghìn đồng.

Chị Phạm Thị Hợp. Chủ nhà trọ xã Kim Chung cho biếtGia đình tôi quyết định trong tháng 3, 4 này với việc giảm giá phòng trọ, của hàng cho thuê mong muốn cùng được chia sẻ khó khăn với người lao động và góp phần cùng chung tay chống dịchChị Phạm Thị Hợp- Chủ nhà trọ xã Kim Chung cho biết: Gia đình tôi quyết định trong tháng 3, 4 này với việc giảm giá phòng trọ, của hàng cho thuê mong muốn cùng được chia sẻ khó khăn với người lao động và góp phần cùng chung tay chống dịch

Chị Phạm Thị Hợp- Chủ nhà trọ thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh cho biết: Thực tế thời gian này, nhiều người lao động bị mất việc làm, mất thu nhập ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Gia đình tôi quyết định trong tháng 3, 4 này với việc giảm giá phòng trọ, của hàng cho thuê mong muốn cùng được chia sẻ khó khăn với người lao động và góp phần cùng chung tay chống dịch. Hiện nay, dịch Covid-19 rất nguy hiểm và đang diễn biến ngày càng phức tạp. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”,  nếu người lao động bớt được gánh nặng trong cuộc sống thì họ sẽ phần nào yên tâm có thể ở nhà để phòng chống dịch. Việc làm của tôi tuy nhỏ bé nhưng mong sẽ có nhiều gia đình, các chủ nhà trọ khác trên khắp cả nước cùng chung tay vào cuộc thể hiện “tinh thần tương thân tương ái” bằng nhiều việc làm thiết thực.

Làm công nhân, thuê trọ tại nhà trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung, Chị Phạm Thị Thu sinh năm 1994, quê Phú Thọ cho biết: Thời gian qua, được Hội PN và được nghe tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và từ chủ nhà trọ nên chị em nữ lao động nhập cư chúng tôi rất ý thức trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Hễ sau giờ tan ca, chị em đều về phòng trọ nghỉ ngơi và tự nấu ăn, không còn tụ tập bạn bè ăn uống như trước nữa. Mỗi khi ra đường, chị em tự giác đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. “Tôi hết sức vui mừng khi được chủ nhà trọ giảm giá thuê phòng. Với chị em công nhân chúng tôi tiết kiệm được vài trăm ngàn đồng như bây giờ cũng là rất quý. Dịch bệnh đang khiến cho cuộc sống của nhiều công nhân lao động nhập cư khó khăn hơn bao hết”, chị Thu nói.

“Tôi hết sức vui mừng khi được chủ nhà trọ giảm giá thuê phòng. Với chị em công nhân chúng tôi tiết kiệm được vài trăm ngàn đồng như bây giờ cũng là rất quý.“Các gia đình thuê nhà hết sức vui mừng khi được chủ nhà trọ giảm giá thuê phòng. Với chị  mỗi  công nhân chúng tôi tiết kiệm được vài trăm ngàn đồng như bây giờ cũng là rất quý.

Tiếp tục đồng hành hỗ trợ nữ lao động nhập cư

Chị Lê Thị Minh Nhàn- Chủ tịch Hội LHPN xã Kim Chung cho biết thêm:  Bước đầu Hội đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các nữ chủ nhà trọ. Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ cũng yêu cầu các chi hội tiếp tục tiến hành rà soát những nữ lao động nhập cư trên địa bàn để vận động giúp nhu yếu phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn để hỗ trợ họ vừa đảm bảo cuộc sống gia đình vừa giữ cho sức khỏe an toàn.

Chị Ngô Thị Thúy Hằng- Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Anh cho biết: Những địa bàn tập trung khu công nghiệp như Bắc Thăng Long luôn thu hút lượng lớn người nhập cư đến sinh sống và làm việc, do đó công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh đến người dân càng được chú trọng hơn.

Cụ thể, Hội LHPN huyện đã huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa để tặng chục hàng ngàn chiếc khẩu trang, lọ nước khử khuẩn, xà phòng… cho nữ lao động nhập cư, hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện. Ngoài ra, các cấp hội cũng đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cụm dân cư, nhóm nhà trọ; phát tờ rơi hướng dẫn thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”, “Xây dựng cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19; vận động lao động nhập cư hãy hành động chung tay cùng Hội LHPN huyện thực hiện “5 không”, “3 cần”, “5 lưu ý” và “6 quan tâm” để đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Hội PN cũng đã thành lập các đội tuyên truyền xung kích trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để hướng dẫn thực hiện khai báo y tế tự nguyện, thực hiện theo dõi sức khỏe hằng ngày, cách nâng cao chế độ dinh dưỡng trong mùa dịch bệnh…; đồng thời hỗ trợ con em công nhân học tập trực tuyến.

Hội Phụ nữ cũng yêu cầu các chi hội tiếp tục tiến hành rà soát những nữ lao động nhập cư trên địa bàn để vận động giúp nhu yếu phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn để hỗ trợ họ vừa đảm bảo cuộc sống gia đình vừa giữ cho sức khỏe an toàn.Hội Phụ nữ cũng yêu cầu các chi hội tiếp tục tiến hành rà soát những nữ lao động nhập cư trên địa bàn để vận động giúp nhu yếu phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn để hỗ trợ họ vừa đảm bảo cuộc sống gia đình vừa giữ cho sức khỏe an toàn.

Mới đây, ngày 31/3, để góp phần phòng chống dịch bệnh hiệu quả, Hội LHPN Hà Nội và Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng kêu gọi chủ các nhà trọ, nhà cho thuê tại Hà Nội “Cùng chung sức Hỗ trợ người lao động di cư trong phòng chống đại dịch COVID- 19” thông qua các hành động cụ thể: Miễn giảm toàn bộ hoặc một phần phí thuê nhà, thuê chỗ ở; hỗ trợ các phương tiện bảo hộ cá nhân (khẩu trang, nước rửa tay…); đảm bảo khu nhà ở sạch sẽ, không khí lưu thông, thoáng đoãng… Đồng thời, tăng cường tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp, kỹ năng sống và đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho nữ lao động nhập cư có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.