Những đứa trẻ sống không biết ước mơ

Chia sẻ

Ước mơ là động lực để con người ta cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Ước mơ cũng giúp cho mỗi người cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa và đẹp hơn rất nhiều. Thế nhưng có không ít trẻ hiện nay lớn lên lại có cuộc sống không biết đến ước mơ là gì.

Không cần ước mơ vì cuộc sống đầy đủ

Ngày còn nhỏ, tôi có ước mơ lớn lên sẽ làm một giáo viên mầm non bởi tính tôi rất thích trẻ con. Và rồi vì ước mơ ấy nên tôi đã phải cật lực đấu tranh với bố mẹ thật nhiều trong quá trình thực hiện nó. Tôi học giỏi khối tự nhiên, đã từng là học sinh giỏi toán cấp tỉnh. Bố mẹ đã hướng cho tôi sau này thi vào các trường kinh tế, ngoại thương...

Việc nuông chiều con cái từ nhỏ đến lớn của cha mẹ đã khiến con sống ý lại, không biết ước mơ phấn đấuViệc nuông chiều con cái từ nhỏ đến lớn của cha mẹ đã khiến con sống ý lại, không biết ước mơ phấn đấu (Ảnh: minh họa) 

Khi nghe tôi nói về ước mơ làm một cô giáo dạy mầm non, bố mẹ bất ngờ và tất nhiên là phản đối. Mẹ tôi bảo, làm giáo viên mầm non không bằng các nghề khác, lại vất vả vì suốt ngày quẩn quanh với mấy đứa trẻ nhỏ. Tóm lại, bố mẹ đưa ra rất nhiều lý do để thuyết phục  nhưng tôi vẫn kiên quyết với ước mơ của mình.

Ngày làm hồ sơ thi đại học, cả nhà tôi lại "náo loạn" vì ước mơ làm giáo viên mầm non của tôi. Lý do, tôi không chịu làm hồ sơ thi vào các trường đại học mà bố mẹ định hướng cho. Cuối cùng, tôi phải chấp nhận làm hai hồ sơ đăng ký vào hai trường theo ý của bố mẹ và một hồ sơ vào ngành mầm non theo ý của tôi. Để thực hiện ước mơ của mình, tôi đã cố tình làm không tốt khi thi vào hai trường kia mà chỉ chú trọng vào trường đúng nguyện vọng của mình. Kết quả, bố mẹ đành phải chấp nhận để tôi theo học đúng với chuyên ngành mà tôi mơ ước lâu nay.

Giờ tôi đã trở thành một cô giáo mầm non giỏi, tâm huyết với nghề. Lúc nào tôi cũng cảm thấy hạnh phúc vì được làm việc theo đúng sở thích và mơ ước của mình. Vì vậy, với hai đứa con bây giờ, tôi luôn khuyến khích các con học và phấn đấu theo ước mơ của mình. Con gái tôi năm nay thi lên lớp 10, có ước mơ sau này sẽ làm một giáo viên dạy tiếng Anh. Con có một nhóm bạn thân thường hay đến nhà chơi, tôi cũng hay tiếp xúc nói chuyện với các cháu.

Nhân dịp các con đang trong giai đoạn đăng ký thi vào các trường cấp 3, tôi không ít lần hỏi ước mơ của các con sau này là gì và có nguyện vọng đăng ký học các trường nào để phát huy khả năng sau này thực hiện ước mơ của mình không. Ví dụ như con gái tôi từ ước mơ làm giáo viên tiếng Anh nên có nguyện vọng đăng ký thi vào học trường Chuyên ngữ. Thật ngạc nhiên, nhóm bạn của con gồm 5 cháu thì cả 5 đều bảo không biết ước mơ, hoặc không có ước mơ sau này mình sẽ làm nghề gì trong tương lai.

- Cuộc sống của con từ trước đến nay đều rất đầy đủ nên con không biết phải ước mơ như thế nào nữa. Bố mẹ con bảo con học trường nào thì con sẽ học trường đó. Nhiệm vụ của con là học giỏi mà thôi.

- Con cũng không biết nghề nào thích hợp với mình nữa vì con chả thấy yêu nghề nào cả.

- Bố mẹ con làm kinh doanh nhà hàng nên bảo con sau này về kế nghiệp nên con chẳng có ước mơ làm nghề gì khác.

Đó chỉ là một trong các câu trả lời của cháu học sinh cấp 2, cấp 3 khi nghe tôi hỏi ước mơ sau này làm gì, hoặc có ước mơ gì không. Dễ dàng nhận thấy có một sự chây ỳ, phụ thuộc, dựa dẫm của trẻ vào bố mẹ hoàn toàn.

 Cha mẹ đang dập tắt khả năng ước mơ của con

Tâm sự với các phụ huynh về vấn đề này, tôi nhận ra nguyên nhân của việc trẻ không có ước mơ hoặc không muốn ước mơ chính là do các bậc cha mẹ đã vô tình dập tắt khả năng mơ ước của con cái mình ngay từ khi con nhỏ, hoặc trong quá trình con lớn lên.

 Những đứa trẻ sống không biết ước mơ - ảnh 2 (Ảnh: minh họa)

Một phụ huynh đang làm chủ một siêu thị tư nhân, chồng làm giám đốc Công ty TNHH chuyên về xuất nhập khẩu có hai đứa con, một đang học cấp 3, một đang học đại học dân lập. Chị bảo, tương lai của hai đứa con sau này sẽ về tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình nên ngay từ đầu chị đã "bắt" con học về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh... Hai đứa trẻ cứ thể ăn học theo sự "chỉ đạo" của bố mẹ. Cuộc sống vật chất dư thừa nên chúng cũng không cần phải mơ ước "tận đẩu tận đâu".

Lại có phụ huynh bảo, thời đại này sống theo thực tế chứ làm sao sống theo ước mơ được. Có bao giờ người ta sống được theo đúng ước mơ của mình đâu, vậy nên không cần phải chú trọng vào điều đó làm gì. Ví dụ như bản thân chị, ban đầu cũng mơ ước làm hướng dẫn viên du lịch để được đi đây đó, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, học hỏi, trải nghiệm. Nhưng rồi cuộc sống đã không cho chị cơ hội để theo đuổi ước mơ đó mà phải trở thành một nhân viên thị trường để đảm bảo thu nhập cho cuộc sống, ổn định chăm sóc gia đình, con cái.

Một phụ huynh tâm sự, gia đình chị khấm khá, có nguồn bất động sản cho thuê đảm bảo đời sống sung túc cho đời con, đời cháu. Vậy nên họ chẳng cần con cái có ước mơ làm ông này bà nọ kiếm tiền thật nhiều, hay nhân vật nổi tiếng nào đó. Họ chỉ cần chúng ngoan ngoãn, học hành xong lấy vợ sinh con sống bình thường, đừng hư hỏng, phá phách là đủ. Với tư duy đó, họ đã tạo cho con cái cuộc sống không cần phải mơ ước, đòi hỏi gì nữa vì gia đình mình đã có đầy đủ.

 Những đứa trẻ sống không biết ước mơ - ảnh 3 (Ảnh: minh họa)

Một cháu đang học cấp 3 tâm sự với tôi về ước mơ làm bác sĩ của mình. Nhưng lần nào cháu nói ước mơ đó ra đều bị bố mẹ gạt đi vì "bác sĩ vất vả lắm, phải trực đêm, tiếp xúc với ốm đau bệnh tật quanh năm". Rồi cháu được bố mẹ định hướng sau này trở thành kỹ sư công nghệ thông tin vì nghề này sẽ thịnh hành và phát triển lâu dài trong tương lai. Vậy là từ đó, em phải học với nguyện vọng của bố mẹ dù không có mấy hứng thú với máy tính, con số, lập trình...

Đến đây, chúng ta đã hiểu được nguyên nhân một bộ phận trẻ vị thành niên rơi vào tình trạng khủng hoảng trước tương lai của mình. Chúng không biết mình thích gì, làm công việc gì sau này, có thích hợp với mình không. Và các bậc bố mẹ, người lẽ ra sẽ thắp lửa ước mơ, tạo động lực cho con phấn đấu trong cuộc sống lại là người dập tắt đi khả năng ấy của con.

Nguyễn Thanh Huyền

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.