Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT

Chia sẻ

Việc trao tặng danh hiệu vinh dự cao quý của Nhà nước cho các nghệ sĩ đã góp phần động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ “những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” hết mình cống hiến cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, say mê trong sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, để có nhiều chương trình, tác phẩm, tiết mục nghệ thuật có giá trị phục vụ nhân dân.

Đó là nhận định của Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ VHTTDL) Phùng Huy Cẩn tại Hội nghị - Hội thảo góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân” (NSND), “Nghệ sỹ Ưu tú” (NSƯT) do Bộ VHTTDl tổ chức tại Hà Nội ngày 25/6. 

Công tác xét tặng được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ theo quy địnhCông tác xét tặng được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ theo quy định (Ảnh: Đ.H)

Theo báo cáo tại hội nghị, ngày 29/9/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xét, tôn vinh những cá nhân hoạt động và có nhiều cống hiến trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Từ năm 2015 đến nay, Bộ VHTTDL đã tổ chức 2 đợt xét tặng danh hiệu này, lần thứ 8 vào năm 2015 và lần thứ 9 năm 2018. Nhìn chung, công tác xét tặng được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ theo quy định. Các hồ sơ đề nghị xét tặng đều thực hiện qua 3 cấp Hội đồng: Hội đồng cấp cơ sở; Hội đồng cấp bộ, tỉnh và Hội đồng cấp Nhà nước. 

Với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng cấp Nhà nước, Bộ VHTTDL đã nỗ lực thực thi có trách nhiệm, chủ động, minh bạch nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nghệ sỹ. Qua 2 đợt xét tặng danh hiệu theo quy định của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, Bộ VHTTDL đã trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước xem xét, phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho 186 Nghệ sỹ Ưu tú và xét tặng danh hiệu NSƯT cho 686 nghệ sỹ.

Ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ VHTTDL) cho rằng, Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành với các nội dung, quy định rõ ràng, có nhiều quy định mới, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn về công tác xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú” so với những quy định trước đây. Việc trao tặng danh hiệu vinh dự cao quý của Nhà nước cho các nghệ sĩ đã góp phần động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ “những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” hết mình cống hiến cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, say mê trong sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, để có nhiều chương trình, tác phẩm, tiết mục nghệ thuật có giá trị phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình xét tặng danh hiệu do một số quy định của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP chưa phù hợp với thực tiễn như: Về cách tính thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 89/2014/NĐ-CP; tiêu chuẩn giải thưởng quy định tại khoản 4 Điều 8 và khoản 4 Điều 9; số lượng thành viên Hội đồng các cấp và cơ cấu thành phần Hội đồng... Cụ thể, trong quá trình thực hiện xét tặng, Bộ VHTTDL đã nhận được một số đơn thư, kiến nghị. Tất cả các đơn thư được kiểm tra, rà soát, xác minh kịp thời, đảm bảo minh bạch, tránh thiệt thòi cho nghệ sỹ.

Tại hội nghị, Bộ VHTTDL cũng  đã cung cấp dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ với một số nội dung sửa đổi liên quan đến các bất cập vướng mắc nêu trên...

Đa số các ý kiến của đại biểu tại hội nghị đều cho rằng, việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ là cần thiết, đáp ứng niềm mong mỏi của các nghệ sỹ. Các đại biểu cũng góp ý kiến về những nội dung sửa đổi trong dự thảo Nghị định, chỉ ra ưu điểm cũng như điểm chưa hợp lý trong dự thảo lần này.

Trong đó, nhiều đại biểu đóng góp ý kiến cụ thể về quy định trong việc quy đổi huy chương, tỷ lệ phiếu bầu trong các Hội đồng xét duyệt. Một số đại biểu chỉ ra những bất cập của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung lần này đối với từng lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu truyền thống, nghệ thuật múa. Có ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị định lần này chưa chú trọng đến các nghệ sỹ công tác ở những vị trí đặc thù như đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, nhạc công, người phụ trách âm thanh, ánh sáng…

Từ những ý kiến của các đại biểu tại hội thảo, Bộ VHTTDL sẽ tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/2014/NĐ-CP, trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật... 

KHẢI BÌNH

Tin cùng chuyên mục

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.
Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.
Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

(PNTĐ) - Nữ tác giả Việt kiều Tina Yuan vừa ra mắt hai tác phẩm song hành về Việt Nam và Hy Lạp tại Hà Nội. Hai cuốn sách nhỏ xinh như những cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chứa đựng rất nhiều tình cảm của Tina Yuan dành cho quê mẹ Việt Nam và đất nước Hy Lạp mà cô yêu mến. Tina Yuan có cuộc gặp gỡ với độc giả Hà Nội giới thiệu về hai cuốn sách đúng ngày gia đình Việt Nam (28/6), như một lời khẳng định Việt Nam là quê hương là gia đình và Hy Lạp như là gia đình thứ 2 của cô.