Hà Nội: Nhiều giải pháp thiết thực phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm

Chia sẻ

Chiều 6/7, tại Kỳ họp thứ 15 HĐND TP Hà Nội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà, các đại biểu đã thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2020.

Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà phát biểu.Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà phát biểu.

Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà đề nghị các đại biểu thảo luận về các giải pháp mới, nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô, ứng phó với suy giảm kinh tế toàn cầu những tháng cuối năm 2020 và thời gian tiếp theo…

Mở đầu phiên thảo luận, GS. TS- Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trần Thị Vân Hoa - bày tỏ lo ngại trước chỉ tiêu tăng trưởng GRDP và kim ngạch xuất nhập khẩu của TP Hà Nội do chịu nhiều tác động của dịch Covid-19. Theo đó, vị đại biểu này có ý kiến đề xuất TP cần cân nhắc điều chỉnh 2 chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu. Hiện nay, bối cảnh KT-XH còn nhiều diễn biến phức tạp nên 6 tháng đầu năm Hà Nội chỉ đạt mức tăng trưởng 3,39%. Để đạt kế hoạch 7,5% vào cuối năm cần có tốc độ tăng trưởng trên 8,5% trong quý III và IV. Đây là điều vô cùng khó khăn vì tác động dịch bệnh sẽ có độ trễ, nên cần điều chỉnh chỉ tiêu này để không tạo ra sức ép cho phát triển KT-XH.

Đại biểu Trần Thị Vân HoaĐại biểu Trần Thị Vân Hoa

Đưa ra giải pháp tăng trưởng, phát triển kinh tế trong 6 tháng cuối năm, vị GS.TS này cho hay, Hà Nội cần quan tâm những giải pháp để phát huy yếu tố thành công trong đại dịch vừa qua. Cần duy trì phát huy các lợi thế của ứng dụng CNTT, đẩy nhanh chuyển đổi số, khuyến khích các sở, ngành tiếp tục ứng dụng CNTT trong hội họp, giải quyết TTHC nhằm tiết kiệm chi phí cho người dân; tăng cường tuyyên truyền cung cấp thông tin các giải pháp và chính sách điều hành phát triển kinh tế của Chính phủ và TP một cách công khai, minh bạch đến từng người dân, DN để tạo nên quyết tâm của toàn hệ thống chính trị.Thứ ba, các trường học, bệnh viên, cơ sở y tế cần tiếp tục phát huy thành quả ứng dụng CNTT, xây dựng chuẩn hóa bài giảng trực tuyến, đầu tư chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật CNTT trong dạy và học, đào tạo nâng cao năng lực CNTT cho giáo viên. Các cơ sở y tế cũng cần đầu tư xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa, cập nhật hoàn thiện hệ thống dữ liệu sức khỏe của người dân, chuẩn bị sẵn các phương án để chăm sóc sức khỏe người dân và nhất cung cấp thông tin kịp thời, minh bạch trên hệ thống nền tảng số.

Đại biểu Dương Thị HằngĐại biểu Dương Thị Hằng

Đại biểu Dương Thị Hằng (Gia Lâm), Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân TP Hà Nội đề xuất thành phố quan tâm chỉ đạo rà soát thực hiện tiêu chí xây dựng NTM tại 30 xã chưa đạt NTM, khuyến khích xã hội hóa tại các xã trọng điểm nhằm đạt mục tiêu 10 xã NTM nâng cao năm 2020. Đồng thời, triển khai có hiệu quả Nghị quyết của HĐND TP về một số chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp và các nghị quyết được HĐND TP ban hành sau kỳ họp này. Cùng với đó, cần rà soát điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp cho phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng cường hơn nữa QLNN về kinh tế tập thể, xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị hàng hóa, kết nối cung cầu.

Đại biểu Dương Đức Tuấn, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm (Tổ ĐB quận Hoàn Kiếm) cho rằng, 6 tháng đầu năm, TP đã mất một nửa thời gian để phòng, chống dịch bệnh. Trong tình hình dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, sức ép để thực hiện mục tiêu kép để đạt mục tiêu tăng trưởng gấp 1,3 lần cả nước là rất lớn. Vì thế, rất cần sự chỉ đạo điều hành tập trung, khắc phục các khó khăn, trong đó nhiệm vụ số 1 là phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nhiệm vụ số 2 là trong trạng thái “Phát triển bình thường mới” cần phải phục hồi, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội với quyết tâm cao nhất và rất cần phải thiết lập Ban Chỉ đạo TP hợp nhất phòng chốndịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế xã hội.

Theo đại biểu, cần triển khai Quy hoạch TP mới, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch tổng thể Quốc gia, quy hoạch vùng mới theo Luật Quy hoạch. Theo đó, cần thiết phải tiếp tục triển khai cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô để phủ kín quy hoạch cấp dưới theo thứ tự, tầng bậc; xác định các đồ án quy hoạch trọng tâm, cấp thiết thực hiện trong năm 2020, phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền các cấp và đầu tư phát triển...

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam, nguyên Trưởng ban Pháp chế, HĐND TP (tổ đại biểu Thạch Thất) cho rằng, từ bài học qua thời gian phòng chống Covid-19 cho thấy, tới đây TP cần đẩy mạnh tuyên truyền vận động để người dân tự giác đồng thuận thì mọi việc sẽ thành công. Nhất là trong việc thu hồi GPMB đất đai, câu chuyện công khai minh bạch trong thực hiện các cơ chế chính sách quan trọng hơn việc phải tổ chức cưỡng chế, để người dân đồng thuận.

Nếu công tác tuyên truyền không tốt, chính quyền cơ sở làm không minh bạch, vận động Nhân dân để hiểu, tự giác thì không thể thành công. Trong đó, cơ chế chính sách hỗ trợ cho cán bộ cơ sở được người dân rất mong chờ được TP quyết định trong Kỳ họp này, tin chắc Nghị quyết sẽ đi vào cuộc sống.

Qua thảo luận đã có 14 đại biểu nêu ý kiến, đưa ra các đề xuất về giải pháp khôi phục, đẩy mạnh phát triển KT-XH từ nay đến cuối năm 2020 và cả nhiệm kỳ. Bên cạnh ghi nhận những kết quả tích cực 6 tháng đầu năm, các đại biểu đã tập trung thảo luận các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm. Nhiều đại biểu cho rằng, để hoàn thành “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch, vừa duy trì và phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến cuối năm 2020 rất cần thêm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, lựa chọn nhà đầu tư phù hợp, đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính…

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.