Một nốt trầm xót xa

Chia sẻ

Album “Mãi vẹn nguyên” của Sao Mai Huyền Trang được phát hành nhân dịp Ngày thương binh liệt sĩ 27/7, được coi là nén tâm nhang của nữ ca sĩ tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ.

Một cảnh về 10 nữ thanh niên xung phong anh hùng Ngã ba Đồng Lộc trong dự án âm nhạc của Sao Mai Huyền TrangMột cảnh về 10 nữ thanh niên xung phong anh hùng Ngã ba Đồng Lộc trong dự án âm nhạc của Sao Mai Huyền Trang

Nốt trầm xót xa về người phụ nữ hậu phương trong chiến tranh

“Năm nay tôi đã 70 tuổi, đã từng sống ở chiến trường. Hôm nay, tôi đã không kìm được xúc động, tôi thấy mình như trở lại ký ức những năm tháng khốc liệt ấy”- NSND Thanh Hoa chia sẻ về dự án âm nhạc “Mãi vẹn nguyên” của Sao Mai Huyền Trang nhằm tri ân các thương binh, liệt sĩ.

Dự án âm nhạc này của Sao Mai Huyền Trang gồm 3 MV: “Lời yêu lặng thầm”(Lời Hồ Xuân Tứ, nhạc Lê An Tuyên), “Em vẫn đợi anh” (sáng tác Bùi Hoàng Uyên Minh) và “Những bông hoa huyền thoại” (sáng tác Đậu Hoài Thanh), đều về đề tài chiến tranh, khắc hoạ sự hy sinh cao cả của những người phụ nữ nơi chiến trường lửa đạn và nơi hậu phương. Mỗi MV là một câu chuyện về một nỗi đau chiến tranh.

Với MV “Em vẫn đợi anh”, Sao Mai Huyền Trang đã khiến khán giả ngạc nhiên về diễn xuất của mình khi diễn tả cảm xúc người vợ nhận giấy báo tử của chồng. Người xem ứa nước mắt khi thấy cảnh người vợ và người mẹ liêu xiêu gió bạt trên đường đồng thăm thẳm dìu lấy nhau vượt qua nỗi đau mất mát.

Khác với nhiều sản phẩm âm nhạc dịp 27/7 thường tái hiện cảnh chiến tranh, đạn bom khốc liệt, các MV của Sao Mai Huyền Trang không hoành tráng, không khói lửa, mà khắc hoạ nỗi đau, cũng như sự kiên cường của người phụ nữ nơi hậu phương trước mất mát bởi chiến tranh. Riêng MV thứ 3 có tên “Những bông hoa huyền thoại” tôn vinh vẻ đẹp và sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc, ngợi ca vẻ đẹp nhân văn, lạc quan và yêu đời của những cô gái thanh niên xung phong giữa phong ba bão lửa của chiến tranh.

Sao Mai Huyền Trang chia sẻ, cô là người luôn hướng tâm mình về cội nguồn, vì thế, mỗi năm Huyền Trang đều đi thăm, tặng quà cho các thương binh liệt sỹ. Dự án “Mãi vẹn nguyên” là ấp ủ nhiều năm của cô về một sản phẩm âm nhạc tri ân những người lính đã hy sinh xương máu vì Tổ Quốc.

Giáo dục truyền thống qua các chương trình nghệ thuật

Từ 24-26/7 tại Rạp xiếc Trung ương (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật tổng hợp “Đi cùng năm tháng” với chủ đề “Biển đảo là quê hương” nhân dịp 27/7. Đây là lần thứ 3 Liên đoàn Xiếc Việt Nam dàn dựng một chương trình nghệ thuật có chủ đề hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa. Các chương trình trước đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo công chúng tạo động lực cho Liên đoàn Xiếc tiếp tục chương trình. Điểm ấn tượng, ý nghĩa là thông qua chương trình, khán giả nhỏ được nhận thức, giáo dục tinh thần đền ơn, đáp nghĩa sâu đậm, thấy được tinh thần không ngại gian khó, hy sinh vì đất nước của thế hệ cha anh, nhất là các chiến sỹ hải quân trong cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Theo NSND Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, phần kinh phí thu được từ bán vé và hỗ trợ của các nhà tài trợ sẽ được dùng để động viên tinh thần các chiến sỹ hải quân, cảnh sát biển đang ngày đêm bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc. Chương trình cũng kêu gọi các nhà hảo tâm cùng đóng góp và trực tiếp trao tặng các phần quà tới các cựu chiến binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam…

Cũng trong dịp này, tại Hà Nội diễn ra nhiều chương trình âm nhạc xúc động nhân Ngày Thương binh, liệt sĩ. Vừa qua, chương trình “Màu hoa đỏ” lần thứ 13 - năm 2020 diễn ra tại Nhà hát Lớn đã để lại những dư âm xúc động. Đây là chương trình nhằm tri ân và đền đáp công lao to lớn của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, các mẹ VNAH và các gia đình có công với cách mạng, đồng thời tuyên truyền, giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" và tinh thần "Tương thân tương ái" của dân tộc. Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức đã đi thăm và tặng 6 căn nhà tình nghĩa, hơn 100 sổ tiết kiệm và hơn 1.000 suất quà cho gia đình các liệt sĩ, mẹ VNAH và người có công với cách mạng tại một số tỉnh, thành phố.

Trước đó, chương trình nghệ thuật "Chuyện chưa kể" do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tổ chức cũng gây ấn tượng mạnh. Chương trình kể lại những câu chuyện, hồi ức như một cuốn phim của những văn nghệ sỹ thuộc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đã từng tham gia phục vụ các chiến trường, trong đó những nghệ sĩ đem lời ca ra trận, và đã ra đi mãi không về.

Những chương trình nghệ thuật cũng như nỗ lực của nghệ sĩ đã thực sự là nén tâm hương thiêng liêng dâng lên những người liệt sĩ đã ngã xuống vì đất nước, tri ân những người lính đã để lại máu xương trên chiến trường vì hoà bình, và đặc biệt tôn vinh những người phụ nữ nơi hậu phương đã một đời hy sinh chung thuỷ chờ đợi người yêu, đợi chồng… nơi tiền tuyến.

N.P

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.