Chủ động sàng lọc trước sinh để trẻ khỏe mạnh chào đời

Chia sẻ

Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), ở Việt Nam, số trẻ sinh ra bị dị tật chiếm tỷ lệ khá cao. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 1,5 triệu trẻ sinh ra, trong đó có 1,5-2% trẻ mắc phải các dị tật bẩm sinh như: bệnh Down, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, Thalassemia, điếc...

Bác sĩ bệnh viện Phụ sản Hà Nội siêu âm, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho sản phụ.Bác sĩ bệnh viện Phụ sản Hà Nội siêu âm, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho sản phụ. (Ảnh: T.H)

Tuy nhiên, chỉ có 30% trẻ sinh ra được sàng lọc chuẩn đoán trước sinh và sơ sinh (tỷ lệ này khá thấp tại các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi). Đối với trẻ mắc dị tật bẩm sinh, không những chất lượng cuộc sống của chính các em bị ảnh hưởng, mà đó còn là áp lực đối với gia đình, xã hội.

Hiện nay, nhiều dị tật bẩm sinh có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Cụ thể, thực hiện việc sàng lọc trước sinh bằng cách khám định kỳ, siêu âm, xét nghiệm trong thời kỳ mang thai cho các bà mẹ sẽ giúp các cặp vợ chồng biết chính xác 80 – 90% thai nhi của mình khỏe mạnh hay có vấn đề gì bất thường hay không.

Đặc biệt với những trường hợp: Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi; kết hôn cận huyết; tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh; có tiền sử sinh non, sảy thai, thai lưu chưa rõ nguyên nhân; bị nhiễm bệnh 3 tháng đầu của thai kỳ như: Rubella, cảm cúm, bệnh nội khoa..., bố hoặc mẹ thường phải làm việc và sinh hoạt trong môi trường độc hại, có nhiều hóa chất cần lưu ý thực hiện các biện pháp sàng lọc trước và sau sinh khi mang thai.

Với phụ nữ khỏe mạnh bình thường, có nguy cơ thấp các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nên thực hiện siêu âm tầm soát dị tật ở các mốc quan trọng: khi thai 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Với sàng lọc sơ sinh, sau sinh tối thiểu 24 tiếng, bé sẽ được lấy máu gót chân để xét nghiệm sàng lọc trên 50 chỉ số liên quan tới rối loạn chuyển hóa, tan máu bẩm sinh, đồng thời sàng lọc tim bẩm sinh, kiểm tra các vấn đề về thính lực.

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.