Truyện tranh về các vị anh hùng dân tộc: Tư liệu hấp dẫn, bổ ích cho các em nhỏ

Chia sẻ

Với mong muốn khơi gợi niềm thích thú và sự tò mò của độc giả nhỏ tuổi đến với sách giáo dục truyền thống, câu chuyện về tấm gương anh hùng của chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng được tái hiện trong các cuốn truyện tranh với phần lời kể được lồng ghép cùng những bức tranh tả thực hoành tráng.

Lịch sử được tái hiện sinh động trước đôi mắt trẻ thơ

Cuốn “Võ Thị Sáu” khắc họa sống động, chân thực hình ảnh nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu cùng các đồng chí của chị trong nhà tù thực dân - nhỏ bé mà bất khuất, can trường. Phần kể ngắn gọn, súc tích mà đầy đủ, độc giả như được chứng kiến những năm tháng cuối cùng của chị Sáu từ lúc bị bắt ra Côn Đảo đến giây phút hiên ngang đối diện những họng súng quân thù.

Truyện tranh về các vị anh hùng dân tộc: Tư liệu hấp dẫn, bổ ích cho các em nhỏ - ảnh 1Ảnh minh hoạ

 

Họa sĩ Bùi Việt Thanh đã sử dụng triệt để thủ pháp điện ảnh để tạo nhịp điệu sống động và góc nhìn hiện đại khi miêu tả câu chuyện. Tranh không minh họa mà góp vào câu chuyện nội dung hình ảnh để người đọc dễ hình dung, các cảnh toàn, cảnh trung đến đặc tả được sử dụng nhịp nhàng, góc nhìn từ trên xuống nhấn mạnh vào sự ngột ngạt khắc nghiệt của nhà tù Côn Đảo, góc nhìn từ dưới lên cho thấy tinh thần bất khuất của chị Sáu và những người đồng chí.

 

Truyện tranh Võ Thị SáuTruyện tranh Võ Thị Sáu

Nếu cuốn sách “Võ Thị Sáu” giống như thước phim tư liệu về thời gian chị Sáu ở Côn Đảo, bất khuất đến phút cuối cùng, thì cuốn sách “Lý Tự Trọng” giống như những thước phim điện ảnh với nhịp điệu nhanh gấp, đầy hồi hộp khi kể lại cuộc đời hoạt động của Đoàn viên danh dự số 1.

Truyện tranh Lý Tự TrọngTruyện tranh Lý Tự TrọngTruyện tranh Lý Tự TrọngTruyện tranh Lý Tự Trọng

Tài trí và dũng cảm, những hoạt động của anh Lý Tự Trọng đã góp phần làm dấy lên phong trào cách mạng. Khi đồng chí gặp nguy hiểm, anh Lý Tự Trọng đã dũng cảm xông lên giải cứu, anh bị thực dân Pháp bắt khi mới 17 tuổi. Nhà tù thực dân khắc nghiệt với những trận đòn tra tấn dã man cùng âm mưu mua chuộc không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản Lý Tự Trọng.

Phù hợp với người đọc nhiều lứa tuổi

Hai cuốn sách tranh màu “Võ Thị Sáu” và “Lý Tự Trọng” một lần nữa cho thấy sức sống của đề tài giáo dục truyền thống đến thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sự bền bỉ Tủ sách giáo dục truyền thống của Nhà xuất bản kim Đồng nói riêng. Xuyên suốt chặng đường hơn 60 năm thành lập và phát triển, Nhà xuất bản Kim Đồng kiên trì và bền bỉ giới thiệu đến bạn đọc nhỏ tuổi những câu chuyện kể về những tấm gương anh hùng liệt sĩ, để vang mãi tên những người con quả cảm, kiên trung trên mảnh đất hình chữ S.

Bộ ba sách về các đội thiếu niên anh hùngBộ ba sách về các đội thiếu niên anh hùng

Không thể không kể đến bộ ba tiểu thuyết lừng danh “Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt”, “Đội thiếu niên du kích Thành Huế”, “Đội thiếu niên du kích Đình Bảng”; những truyện kể các gương anh hùng liệt sĩ tuổi thiếu niên Phạm Ngọc Đa, Kim Đồng, Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Kơ-pa Klơng… Đặc biệt, tấm gương anh hùng của chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng với lứa tuổi thanh thiếu niên có “Chuyện kể về Lý Tự Trọng” (Lê Quốc Sự), “Chị Sáu ở Côn Đảo” (Lê Quang Vịnh).

Các câu chuyện phù hợp với người đọc nhiều lứa tuổi nhờ việc chọn lựa loại hình nghệ thuật thể hiện - với lứa tuổi thanh thiếu niên là truyện dài trữ lượng thông tin lớn, với lứa tuổi nhi đồng là truyện tranh, truyện có minh họa thông tin cô đọng súc tích. Với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, để thêm phần sống động hấp dẫn, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức đội ngũ họa sĩ làm việc cùng các nhà văn, sáng tác sách tranh truyện. Sự kết hợp lời và tranh giúp các em dễ cảm nhận, dễ tiếp thu nội dung chủ đề của cuốn sách.

MAI ANH

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.