“Phần đời còn lại, tôi chỉ ước có đôi chân giả”

Chia sẻ

“Tôi chỉ ước có tiền để được lắp chân giả, có thể đi lại, giúp anh chăm sóc mẹ, cho anh đỡ vất vả”. Đó là mong muốn của bà Ngô Thị Bích (54 tuổi), bệnh nhân đang nằm điều trị tại phòng 622 khoa Nội tiết - bệnh viện Bạch Mai.

bà Ngô Thị Bích đang điều trị tạibệnh việnBà Ngô Thị Bích đang điều trị tại bệnh viện

Trong câu chuyện kể về hoàn cảnh của mình, bà Bích giãi bày, “20 năm mang bệnh trong người, là gánh nặng cho chồng con, nhiều khi tôi cũng cảm thấy mình bất lực lắm. Đau đớn, khổ cực nhưng vẫn phải sống, phải hy vọng. Lần này tôi nằm viện cả tháng 7 rồi, chưa biết đến ngày nào mới được ra viện. Cái chân do biến chứng của tiểu đường bị hoại tử nên đã phải cưa đi, 3 tuần nay vết thương chưa ổn định, chưa cắt chỉ được. Ở nhà, mẹ chồng tôi cũng đang nằm liệt giường do bị tai biến từ hôm mùng 1 Tết. Anh Vui (chồng tôi) vừa phải chăm mẹ, vừa phải lo chạy xe ôm kiếm tiền, vừa phải chạy qua lại bệnh viện chăm vợ”.

Chia sẻ về trường hợp của bà Bích, nguyên Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Xuân Dục, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm Nguyễn Thị Bình cho hay, gia đình bà Bích rất khó khăn. Bản thân bà Bích bị tiểu đường, suy thận độ 2 từ năm 2000. Đến năm 2004, bà Bích phải tiến hành chạy thận. Thời điểm đó bà không có thẻ bảo hiểm y tế, không thuộc diện hộ nghèo… nên toàn bộ viện phí một tay chồng bà lo liệu.

Với hoàn cảnh của gia đình bà Bích, thời gian đầu các tổ chức hội tại thôn và xã đã hỗ trợ, động viên tinh thần cũng như vật chất. Tuy nhiên, thời điểm đó chẳng thấm vào đâu so với mức phải chi trả khoảng 300 ngàn đồng chạy thận/tuần, chưa kể các khoản chi phí khác. “Đến năm 2006, gia đình bà Bích mới được xếp vào diện hộ nghèo, được cấp thẻ bảo hiểm y tế, đến lúc đó bà Bích mới giảm được tiền phí chạy thận…” – bà Bình cho biết.
Ông Vui chia sẻ: “Tôi bắt đầu hành nghề xe ôm xuất phát từ việc bà Bích phải đi chạy thận hàng tuần. Không có tiền thuê xe ôm chở vợ sang Bạch Mai chạy thận 2 buổi/ tuần, lại không có công việc tạo nguồn thu nên tôi bắt đầu hành nghề. Ban đầu tôi chở vợ sang viện, trong khi chờ đợi vợ chạy thận tôi tranh thủ đi xe ôm để kiếm tiền. Sau đó, tôi chạy xe ôm hàng ngày, nhận đưa hàng cho các công ty, tiểu thương ở chợ Ninh Hiệp. Ban đầu thu nhập được khoảng 50 ngàn đồng/ngày, cũng tạm đủ để nuôi sống gia đình” – ông Vui cho biết.

Cô con gái lớn của ông bà sinh năm 1990 cũng bị bệnh tim bẩm sinh. Mặc dù đã được phẫu thuật từ sớm (khoảng 2 tuổi) nhưng thể chất yếu, thường xuyên ốm đau, bệnh tật, tính tình cũng bất ổn. Cô đã xây dựng gia đình, tuy nhiên người chồng cũng không được khôn ngoan như người bình thường, họ có 2 con nhỏ, nheo nhóc… không có khả năng giúp đỡ bố mẹ. Cô con gái thứ 2 sinh năm 1994 cũng vừa lập gia đình và có con nhỏ. Gia đình chồng cũng khó khăn. Cậu con út sinh năm 1996, vẫn ở cùng vợ chồng ông bà Bích. Tuy nhiên, cũng không có nghề nghiệp ổn định, lao động tự do, thu nhập bấp bênh.

Trong câu chuyện của mình ông Vui bày tỏ, “chẳng may bị bệnh tật là số phận, vợ tôi cũng đâu muốn như vậy. Những khó khăn, vất vả, đau khổ đó nếu nói ra, người hiểu thì không sao, người không hiểu lại cười mình, như vậy mình còn khổ tâm hơn. Do đó, tôi chưa bao giờ hé răng than vãn với ai. Nuốt nước mắt vào trong để sống cho an yên” – ông Vui trần tình.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Quỹ Vì Phụ nữ và trẻ em hoạn nạn - Báo Phụ nữ Thủ đô, số 7 Tôn, Thất Thuyết- Cầu Giấy, Hà Nội, tài khoản: 0021000679110, Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội.

Tiếp câu chuyện của chồng, bà Bích kể: “hơn 20 năm qua chưa lần nào anh Vui than vãn số phận hay trách móc hoàn cảnh, nổi cáu với tôi. Ngược lại, anh luôn động viên, an ủi tôi phải cố gắng sống, chữa bệnh để còn nhìn các con khôn lớn, trưởng thành. Mỗi lần anh động viên, chăm sóc là tôi lại có thêm động lực để bước tiếp hành trình gian nan trước mắt”.

Hiện bà Bích được nhận khoản trợ cấp thường xuyên là 525 ngàn đồng/tháng, mẹ chồng bà (sinh năm 1935) cũng được nhận khoản trợ cấp của hộ nghèo và người cao tuổi với mức 320 ngàn đồng/tháng. Đây là nguồn trợ cấp ít ỏi mà 2 người đàn bà bệnh tật được hưởng và cũng là nguồn thu duy nhất của gia đình ở thời điểm hiện tại. Để lo cho mẹ và vợ, thời gian qua ông Vui đã phải chạy vạy, vay mượn một khoản tiền lớn nhưng chưa biết trông vào đâu để có thể trả nợ.

Trưởng thôn Xuân Dục, bà Trần Thị Hằng cho biết, cuộc sống gia đình ông, bà Vui – Bích từ 20 năm nay vốn dĩ đã khó khăn, năm nay còn khó khăn hơn. Một mình ông Vui phải xoay sở chăm sóc mẹ vợ. Hiện nguồn thu nhập chính chỉ trông vào đồng lương bấp bênh làm công của cậu con trai. Mà dịch bệnh lại đang ập đến như thế này.

“Ngoài sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, chúng tôi mong muốn các nhà hảo tâm chung tay cứu giúp gia đình ông Vui, bà Bích. Tiếp thêm động lực để gia đình vượt qua sóng gió hiện nay” - bà Hằng bày tỏ.

ĐOÀN HOA

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.