Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và ấn tượng phim Việt sau Covid-19

Chia sẻ

Bộ phim “Tiệc trăng máu” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng vừa ra rạp đã nhận được phản hồi tốt từ khán giả. Tới thời điểm hiện tại, doanh thu ước tính của bộ phim đã hơn 30 tỷ đồng. Có thể nói, bộ phim là một hy vọng để phim rạp Việt khởi sắc hơn sau mùa Covid-19.

Đạo diễn Nguyễn Quang DũngĐạo diễn Nguyễn Quang Dũng (Ảnh: NSX)

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã chia sẻ với báo Phụ nữ Thủ đô về bộ phim này.

- Điều gì đã thuyết phục anh “remake” (làm lại) kịch bản phim “Perfect Strangers” của Italy?

- Kịch bản gốc Perfect Strangers của Italy đã “chinh phục” 18 nước trước khi thuyết phục tôi, có thể nói là đạt kỷ lục remake. Đây là kịch bản rất đặc biệt với điện ảnh thế giới. Nội dung phim về một buổi họp mặt của nhóm bạn thân, một thành viên bất ngờ đề xuất trò chơi chia sẻ điện thoại nhằm tăng tinh thần “đoàn kết”. Từ đó, những góc khuất của từng người dần hé lộ và khiến cho mối quan hệ vốn khắng khít của họ bắt đầu lay chuyển. Chuyện chỉ xảy ra trong một căn nhà, trên bàn ăn, thì điều gì sẽ lôi cuốn khán giả? Phim là một câu chuyện mang tính thời đại, là vấn đề mà ai cũng quan tâm, bởi ai cũng có những bí mật cất giữ trong chiếc điện thoại và những bí mật đó giống như một quả bom nổ chậm.

Với “Tiệc trăng máu”, tôi hầu như không thay đổi tình tiết, kể cả nghề nghiệp của nhân vật. Thay vào đó, tôi bỏ bớt những chuyện mà ở nước khác là vấn đề nhưng ở Việt Nam thì không, quan hệ bạn bè trong “Tiệc trăng máu” cũng thân thiết hơn trong bản gốc.

- Ở “Tiệc trăng máu” hội tụ một “dàn” sao nổi tiếng, người ta cho rằng nhờ yếu tố này nên phim có sức thu hút mạnh hơn. Vì sao anh không tạo cơ hội cho những gương mặt mới?

- Ngay từ hồi mới ra trường, tôi đã làm việc với những ngôi sao và tôi hiểu vì sao họ có được vị trí đó. Ngôi sao là những người có năng lực và thái độ làm việc rất chuyên nghiệp. Ở “Tiệc trăng máu” có 7 diễn viên chính, không có vai phụ. Cái khó là họ xuất hiện cùng lúc trên bàn tiệc. Họ thay phiên nhau kể lại những câu chuyện, giải quyết những mâu thuẫn của riêng mình. Kịch bản phim dành cho từng diễn viên, cho sự kết nối của cả dàn diễn viên với nhau, nên tôi đặt vấn đề với nhà sản xuất là phải có dàn diễn viên toàn “sao” thì mới thú vị.

Gần đây, khi đi casting, tôi thấy diễn viên trẻ rất giỏi. Mười mấy năm nay, năm nào cũng casting vài lần, tôi thấy rõ sự phát triển của các bạn trẻ. Thế hệ gần đây giỏi và văn hóa nền tốt. Hồi xưa nghề diễn còn khó khăn, trừ ai yêu nghề quá mới làm diễn viên chứ không chọn đây là nghề mưu sinh. Hiện nay, điện ảnh phát triển hơn nên thu hút được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi, từ đây tìm được nhiều tài năng hơn.

- Điện ảnh Việt vẫn luôn “đau đầu” với bài toán thiếu kịch bản hay, anh giải quyết vấn đề này thế nào?

- Thiếu kịch bản hay bởi hiện tại người viết kịch bản có thu nhập thấp quá. Nghề gì cũng vậy, không có những người đổi đời nhờ nghề thì không thu hút được những người giỏi. Nền điện ảnh của chúng ta chưa đủ phát triển, chúng ta không thể đòi hỏi người làm nghề đam mê thuần khiết. Nhưng cũng có tín hiệu vui là hiện giờ đã có những người giỏi của ngành khác họ bắt đầu qua làm biên kịch: viết sách, báo, học kinh tế… Với cá nhân tôi thì trong lúc khó khăn như vậy tôi tự viết, làm kịch bản của người khác, remake, hoặc làm việc với nhóm biên kịch trẻ, tìm mọi cách để vượt khó trước mắt.

- Cảm ơn anh đã chia sẻ!

NGUYÊN VŨ (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Giải Pickleball Công an nhân dân mở rộng lần I

Khai mạc Giải Pickleball Công an nhân dân mở rộng lần I

(PNTĐ) - Tối 18/7, Giải Pickleball Công an nhân dân khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ nhất năm 2025 đã khai mạc tại Hà Nội. Giải được tổ chức vào dịp hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), đồng thời hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi  hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

(PNTĐ) - Nữ nghệ sĩ nói về cảm xúc khi hát tri ân Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị): "Cảm giác đứng giữa nơi đây hát luôn rất đặc biệt, khó diễn tả. Tôi thấy mình không phải hát cho những khán giả đang ngồi dưới khán đài, mà là đang hát cho gần 11.000 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. Rất nhiều khi khóe mắt muốn cay, lồng ngực như nghẹn lại".
Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

(PNTĐ) - Lê Thiết Cương - họa sĩ, nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời ở tuổi 63 sau thời gian mắc trọng bệnh. Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ qua đời vào 18h55 tối 17/7 tại nhà riêng. Tin buồn khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đây chưa lâu, họa sĩ còn có buổi giao lưu ra mắt cuốn sách mới của ông mang tên Trò chuyện với hội họa.