Nhiều chương trình nghệ thuật hướng về miền Trung

Chia sẻ

Bên cạnh việc các nghệ sĩ kêu gọi, quyên góp và trực tiếp đến miền Trung cứu trợ những người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi trận bão, lụt lịch sử, thì các chương trình nghệ thuật cũng được dồn dập thực hiện hướng về “khúc ruột miền Trung”.

Chương trình Bản giao hưởng hòa bình với chủ đề “Mẹ Việt Nam” được Đài PTTH Hà Nội dàn dựng công phuChương trình Bản giao hưởng hòa bình với chủ đề “Mẹ Việt Nam” được Đài PTTH Hà Nội dàn dựng công phu.

Trong những ngày này, thị trường giải trí đang diễn ra vô cùng sôi động trên khắp cả nước, đặc biệt là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hầu hết các chương trình đều được lên kế hoạch thực hiện một cách “thần tốc” trong thời gian rất ngắn. Các nhà tổ chức cũng như các nghệ sĩ đều nỗ lực đóng góp công sức nhỏ bé chia sẻ với đồng bào miền Trung.

Khá ấn tượng là đêm nhạc "Ru bão" diễn ra tối 23/10 do ca sĩ Đinh Hiền Anh kết hợp cùng Đài Truyền hình Nghệ An, Uỷ ban MTTQ Nghệ An, Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức. Đây là một trong số những đêm nhạc được thực hiện khá sớm, gây xúc động với khúc tráng ca về sự hy sinh của những người chiến sĩ lực lượng vũ trang quân khu 4 hy sinh tính mạng trong lúc làm nhiệm vụ cứu trợ. Đồng thời chia sẻ nỗi đau, khó khăn với các gia đình bị thiệt hại nặng nề do bão lũ miền Trung. Nhiều ca khúc mới do các nhạc sĩ sáng tác về vụ sạt lở Rào Trăng 3, bão lũ miền Trung đã được thể hiện trong chương trình. 34,2 tỷ đồng là con số đã quyên góp được từ mạnh thường quân ủng hộ miền Trung.

Sự dồn dập của các chương trình khiến công chúng cảm thấy ấm lòng vì tinh thần sẻ chia vì đồng bào. Chỉ tính riêng trong tối Chủ nhật, ngày 25/10, đồng loạt có 4-5 chương trình cùng được thực hiện, như: Chương trình "Bản giao hưởng hòa bình" với chủ đề đặc biệt "Mẹ Việt Nam" do Thành ủy, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức có sự tham gia của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng, như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Tùng Dương, Tấn Minh…; Đêm nhạc "Việt Nam tử tế" tại nhà hát VOH TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của các nghệ sĩ: Phương Thanh, Đàm Vĩnh Hưng, Hiền Thục, Đức Tuấn, Uyên Linh, Erik, Ái Phương...; Đêm nhạc thiện nguyện “Vì miền Trung thương yêu” tại phòng trà Không Tên (TP Hồ Chí Minh) với sự tham gia của Lệ Quyên, Quang Lê, Nguyễn Hồng Nhung, Vy Oanh, nhóm hài Nam Thư…

Vào tối 29/10 tại Nhà hát TP.HCM, ca sĩ Quang Dũng sẽ tổ chức đêm nhạc "Lời ca dao của mẹ" cùng khách mời là ca sĩ Hồng Nhung và Phạm Thu Hà. Chương trình trình diễn các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Tuấn Khanh, Văn Phụng, Ngô Thụy Miên, Đức Huy... Toàn bộ doanh thu từ đêm nhạc và sự đóng góp của các nhà hảo tâm sẽ được chuyển tới đồng bào miền Trung.

Tại Hà Nội, nữ đạo diễn Nguyễn Việt Thanh cũng đã thần tốc kết hợp với Đài PTTH Hà Nội làm đêm nhạc “Đi qua giông bão” vào tối 31/10 ở Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình sẽ diễn ra đúng 20h với sự chung tay của nhiều nghệ sĩ lớn như Đàm Vĩnh Hưng, Bằng Kiều, Tấn Minh, Trọng Tấn… Cũng trong ngày 31/10 là hòa nhạc “Gala Concert - Junior Maius Orchestra" của các nghệ sĩ nhí cùng các thầy cô thành viên của dàn nhạc Maius Philharmonic với sự dàn dựng của nhạc trưởng Lưu Quang Minh được tổ chức với mục đích thiện nguyện. Toàn bộ số vé bán được sẽ ủng hộ đồng bào miền Trung.

Các chương trình hướng về miền Trung vẫn tiếp tục được nối dài đến đầu tháng 11, mở màn là chương trình nghệ thuật “Cho người trong giông bão” do Công ty “Vàng son một thuở” cùng Vietnamshow tổ chức, diễn ra vào tối ngày 1/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ca sĩ Ngọc Châm, Giám đốc sản xuất chương trình cho biết, các ca sĩ tham gia chương trình đều không nhận cat-xê. Cùng ngày, tại nhà hát VOH TP Hồ Chí Minh cũng sẽ diễn ra đêm nhạc "Cùng em vượt lũ" với sự góp mặt của các nghệ sĩ: Cẩm Vân, Đại Nghĩa, Quang Linh, Phương Thanh, Quốc Cơ - Quốc Nghiệp, Phan Mạnh Quỳnh, K-ICM...

Qua những chương trình nghệ thuật, các nghệ sĩ góp phần động viên, chia sẻ kịp thời những khó khăn mà đồng bào miền Trung đang phải gồng mình vượt qua, đồng thời gửi gắm những thông điệp tích cực, lạc quan vào ngày mai tươi sáng. Sự nỗ lực chung tay của các nhà tổ chức, các nghệ sĩ đã góp phần khích lệ tinh thần chia sẻ, tương thân tương ái trong cuộc sống.

Bảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.