Nâng cao năng lực đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ

Chia sẻ

Ngày 2/11, Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với chủ đề “Nâng cao năng lực đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ - Những nội dung liên quan trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng”. Đây là hội thảo thứ 3 trong số 4 hội thảo do Hội LHPN Việt Nam chủ trì tổ chức.

Đây là hội thảo thứ 3 do Hội LHPN Việt Nam tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo văn kiệnĐây là hội thảo thứ 3 do Hội LHPN Việt Nam tổ chức góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với chủ đề “Nâng cao năng lực đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ - Những nội dung liên quan trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng”

Chủ trì hội thảo có: GS.TS Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Nguyễn Phước Lộc - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến Nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; đồng chí Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; đồng chí Bùi Thị Hòa - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

Tham dự hội thảo có gần 7.000 đại biểu tại 387 điểm cầu ở hầu khắp các huyện, thành phố của 54 tỉnh, thành phố (trừ 8 tỉnh khu vực miền Trung, từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, không thể nối cầu để tham dự hội thảo trực tuyến do ảnh hưởng của bão lụt). Các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến theo 2 chủ đề, gồm: Vai trò nòng cốt chính trị và các tổ chức chính trị xã hội trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân và Tiếng nói (tâm tư, nguyện vọng) của các tầng lớp phụ nữ đối với Đảng.

Đồng chí Hà Thị NgaĐồng chí Hà Thị Nga -Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, đồng chí Hà Thị Nga – Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Phụ nữ Việt Nam chiếm 50,2% dân số cả nước, với khoảng 71,24% phụ nữ tham gia lực lượng lao động, cao hơn mức trung bình thế giới. Phụ nữ đã và đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước. Nhưng trong thực tế phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ di cư, nữ công nhân các khu công nghiệp, nữ nông dân… mà nguyên nhân do thiếu cơ chế, chính sách hoặc cơ chế, chính sách chưa bắt kịp với tình hình thực tiễn.

Những năm qua, các cấp Hội phụ nữ từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều đã có nhiều nỗ lực nhưng trong thực tế còn rất nhiều hạn chế, một phần do thiếu chủ trương cụ thể. Hội thảo lần này dành cho các đối tượng là Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội, lãnh đạo, chuyên viên chính các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội, Ban Chấp, Ban Thường vụ, cán bộ chuyên trách cơ quan Hội LHPN tỉnh, huyện và hội viên nòng cốt của 63 tỉnh, thành phố và đại diện một số nhóm phụ nữ. Thông qua hội thảo nhằm lắng nghe các ý kiến trao đổi, đóng góp của đội ngũ cán bộ Hội các cấp từ những kinh nghiệm thực tiễn đồng kiến nghị, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt hơn,nâng cao năng lực đại diện của tổ chức Hộitrong bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ.

Phát biểu đề dẫn GS.TS. Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương đã gợi mở một số nội dung góp ý vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Hội với cấp ủy về các vấn đề liên quan đến công tác phụ nữ và bình đẳng giới; thực trạng và định hướng quan điểm, giải pháp đẩy mạnh đổi mới phương thức, nội dung hoạt động của Hội LHPN Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới…

Theo đó, góp ý vào văn kiện, đồng chí Trần Thị Huyền  Thanh – Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Để phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội thì cần nghiên cứu  bổ sung thêm chỉ đạo, định hướng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách nhằm phát huy vai trò nòng cốt chính trị cúa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, đặc biệt để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội làm tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội; cần nghiên cứu, bổ sung vai trò của báo chí, truyền thông trong phát hiện, giám sát xã hôi. Dự thảo mới đề cập đến vai trò của cơ quan truyền thông, báo chí giám sát trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí, còn những  lĩnh vực giám sát khác chưa thấy đề cập đến.

Để các nội dung liên quan đến phát huy dân chủ, vai trò của Nhân dân trong văn kiện được thực thi hiệu quả, đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đề nghị: Bên cạnh việc “thiết lập đồng bộ, gắn kết cơ chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trật Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân” được nêu tại mục XIII – Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (trang 40 của dự thảo văn kiện), cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về nội dung văn kiện và các văn bản liên quan Quyết định số 217, 218 -QĐ/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 99 – QĐ/TW và Quy định số 124 – QĐ/TW để thống nhất về nhận thức, phối hợp thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống chính trị…

Theo đồng chí Lê Kim Anh – Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội: Hiện nay, thực hiện Thông tư số 14 của Bộ nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và Nghị định 34 của Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố” thì tại các địa phương đã hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn nhưng quy mô rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những cán bộ có năng lực trong vận động tuyên truyền thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vẫn còn một số cán bộ chưa thực sự đáp ứng. Vì vậy, trong dự thảo văn kiện tại trang 50 có nêu “Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Mặt trận và đoàn thể nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư” đồng chí Lê Kim Anh đề xuất bổ sung thêm phần “Nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Mặt trận và các đoàn thể nhân dân” nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị. 

Đồng chíĐồng chí  Lê Kim Anh – Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đóng góp ý kiến tại hội thảo

Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em

Với nội dung chăm lo đời sống gia đình, sức khỏe cho nữ công nhân, theo đồng chí Tăng Quốc Lập – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai: Với xu thế phát triển và quy mô nền công nghiệp hiện đại ngày càng lớn càng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, trong đó: Luật hiện nay quy định thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng, nhưng chưa có quy định cụ thể về giữ trẻ từ 6 đến 18 tháng và cũng không có cơ sở công lập giữ trẻ trong độ tuổi này nên lao động nữ có con nhỏ hết sức khó khăn. Cần có giải pháp tích cực giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở giữ trẻ, trường mầm non dành cho con công nhân lao động còn nhiều bất cập, nhất là vấn đề quy hoạch đất để xây dựng và tạo điều kiện về đất để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà trẻ, trường mầm non. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chủ trương, chính sách về giá nhà trọ, giá sử dụng điện, nước và các điều kiện tối thiểu kinh nhà trọ tư nhân vẫn chưa được kiểm tra, giám sát thực hiện triệt để nên công nhân lao động còn chịu nhiều thiệt thòi.  

CácCác đại biểu tham dự hội nghị trực  tuyến tại điểm cầu Hà Nội trao đổi, thảo luận bên lề Hội thảo 

Theo đồng chí Nguyễn Thị Thanh Bình – Chủ tịch Hội LHPN Đồng Tháp: Trong thời gian qua, Phụ nữ đã được quan tâm, đặc biệt là Hội LHPN Việt Nam Hỗ trợ tạo cơ chế để phụ nữ triển khai thực hiện rất tốt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” như là một trong những bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao đông, tạo việc làm cho lao động nữ… không những đóng góp về mặt kinh tế mà còn có đóng góp về mặt xã hội khi giúp nâng cao vị thế của phụ nữ, đảm bảo bình đẳng giới. Nhằm phát huy hiệu quả vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát kinh tế đất nước, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Bình đề xuất: Tiếp tục đưa yếu tố giới vào các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong nội dung xây dựng nông thôn mới, gắn với công tác bảo vệ môi trường; cần có chính sách cho phụ nữ cho phụ nữ tham gia làm chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác … để kết nối, tiêu thụ các sản phẩm do phụ nữ nông thộn sản xuất …

 Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Hà Thị Nga – Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã ghi nhận những ý kiến phát biểu của các đại biểu, đồng thời khẳng định: Đây là những ý kiến có chất lượng, phân tích sâu các vấn đề từ nhiều góc độ, kiến nghị những vấn đề cần đề cập trong văn kiện đại hội Đảng, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Hội trong đóng góp vào văn bản quan trọng có tính định hướng cho Chiến lược phát triển của đất nước; nhất là những định hướng có liên quan đến phụ nữ, đến tổ chức Hội LHPN Việt Nam trong vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ. Các ý kiến đóng góp tại Hội thảo được Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam tiếp thu đầy đủ để tổng hợp, góp ý vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

 Bài và ảnh: THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.
Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

(PNTĐ) - Tối 26/4, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Long Biên long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật.