Tổ chức thực hiện Nghị quyết phải đồng bộ, kiên trì, liên tục và quyết liệt

Chia sẻ

Việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết phải tiến hành đồng bộ, kiên trì, liên tục và quyết liệt; kết hợp linh hoạt, hài hòa, tích cực, chủ động với những giải pháp cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đây là một trong những mục đích, yêu cầu được nêu trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025” vừa được Thành ủy ban hành ngày 2/11/2020. Chương trình hành động đã được thảo luận và thông qua tại Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Tổ chức thực hiện Nghị quyết phải đồng bộ, kiên trì, liên tục và quyết liệt - ảnh 1

Thời gian tới, MTTQ Thành phố sẽ tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chương trình hành động đến các tổ chức chính trị xã hội trực thuộc.

Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu tổ chức quán triệt sâu sắc phương châm Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển” và những nội dung Nghị quyết Đại hội tới toàn Đảng bộ, tạo sự thống nhất cao từ nhận thức đến hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; nỗ lực phấn đấu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, triển khai hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 Thành ủy cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố thành các chương trình công tác lớn toàn khóa nhằm lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội.

Nêu rõ mục tiêu đến 3 mốc thời gian là năm 2025, 2030 và 2045, 20 chỉ tiêu theo 4 nhóm, 5 định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá và 14 giải pháp - nhiệm vụ chủ yếu như trong Nghị quyết Đại hội, Chương trình hành động nêu rõ, căn cứ dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, kế thừa 8 chương trình công tác lớn của khóa XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố xây dựng 10 chương trình công tác lớn để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Ngoài 10 chương trình nêu trên, căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng các chương trình công tác, nghị quyết chuyên đề, chỉ thị, kế hoạch, đề án theo từng lĩnh vực, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, cấp bách, đột phá, khâu yếu, việc khó, theo thời gian để triển khai thực hiện.

Theo chỉ đạo của Thành ủy trong Chương trình hành động, Ban Thường vụ Thành ủy có trách nhiệm tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đến các đảng bộ trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; chỉ đạo việc xây dựng, ban hành 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy khóa XVII và thành lập Ban chỉ đạo để chỉ đạo, triển khai thực hiện, hoàn thành trong quý I/2021; đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Đảng đoàn HĐND thành phố có trách nhiệm chỉ đạo HĐND thành phố cụ thể hóa nội dung của chương trình vào các Nghị quyết của HĐND thành phố, bố trí nguồn lực, bổ sung xây dựng cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện chương trình; chỉ đạo tăng cường giám sát hoạt động của các cấp chính quyền và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình.

Ban Cán sự đảng UBND thành phố căn cứ nội dung Chương trình hành động của Thành ủy, xây dựng các đề án, kế hoạch triển khai thực hiện; chỉ đạo các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Từng chương trình, kế hoạch phải đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đồng bộ, phù hợp với thực tế; phân công rõ tập thể và cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện, xác định rõ lộ trình và thời gian hoàn thành.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tích cực tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến chương trình đến cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tổ chức, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức phù hợp; chủ động giám sát, phản biện trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Các đảng bộ trực thuộc tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung chương trình tới các chi bộ, đảng bộ cơ sở, cán bộ, đảng viên; phổ biến, tuyên truyền nội dung cơ bản đến công chức, viên chức, người lao động và nhân dân; xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị; thường xuyên theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Thành ủy.

Các ban xây dựng Đảng và Văn phòng Thành ủy tham mưu, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện chương trình trong toàn Đảng bộ thành phố. Văn phòng Thành ủy theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy theo quy định.

10 chương trình công tác lớn toàn khóa của Thành ủy Hà Nội khóa XVII:

Chương trình 01 về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025”; 

Chương trình 02 về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 03 về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 04 về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 05 về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 07 về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 08 về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 09 về “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025”;

Chương trình 10 về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025”.

P. V

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp  trên VNeID

Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(PNTĐ) - Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VneID) và Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) do Sở Tư pháp Hà Nội biên soạn được đăng tải tại Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/ và Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội https://sotuphap.hanoi.gov.vn.
Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

Hơn 200 người lao động tham gia đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(PNTĐ) - Sáng 23/4, hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tham gia buổi "Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.