Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Chia sẻ

Chiều 17/11, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, 466 đại biểu Quốc hội (96,68% đại biểu) đã bấm nút thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (BVMT).

96,68% đại biểu Quốc hội bấm nút đồng thuận, thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.96,68% đại biểu Quốc hội bấm nút đồng thuận, thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.

Trước đó, ngày 24/10/2020, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về Dự thảo Luật BVMT. Đa số ý kiến các vị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và đóng góp nhiều ý kiến xác đáng cho Dự thảo Luật.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Luật đã bổ sung nhiều nội dung về các vấn đề: khoảng cách an toàn trong mai táng, hỏa táng (tại khoản 1, Điều 63); quy định tham vấn cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức (khoản 4 Điều 33)…

Luật BVMT sửa đổi cũng chỉnh lý quy định thẩm quyền cấp GPMT gắn với thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM, quy định rõ thẩm quyền của Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện trong việc cấp GPMT như thể hiện tại Điều 41 Dự thảo Luật.

Về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, Luật chỉ đưa ra nguyên tắc để chính quyền địa phương xây dựng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý, trong quá trình xây dựng thì sẽ căn cứ vào các yếu tố khác như công nghệ, cách thức thu gom, tổ chức như ĐBQH nhận xét để đưa ra quy định cho phù hợp. Do đó, xin Quốc hội cho thể hiện như tại Điều 79 của Dự thảo Luật.

Liên quan quy định thực hiện đầu tư công trình phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, Luật đã chỉnh sửa khoản 3 Điều 124, Chủ cơ sở phải có công trình, trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật. Đồng thời tại Điều 121 giao Chính phủ quy định chi tiết về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, Chính phủ sẽ nghiên cứu để quy định cụ thể đối tượng phải có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cho phù hợp thực tiễn.

Luật BVMT sửa đổi quy định rõ phân cấp sự cố và các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường. Trong trường hợp phạm vi ảnh hưởng của sự cố môi trường vượt ra ngoài phạm vi cơ sở, địa giới hành chính thì người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp để chỉ đạo ứng phó sự cố như tại khoản 6 Điều 125.

Dự kiến, từ ngày 01/01/2022 Luật BVMT sửa đổi chính thức có hiệu lực.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.