Tìm lại giá trị gia đình Việt trong một năm biến động

Chia sẻ

Bạo lực, chia xa, mất mát... là những gì mà gia đình Việt đã trải qua trong năm 2020. Nhưng, cũng chính từ những yếu tố "bi" ấy, những giá trị cốt lõi của gia đình được tìm lại. Nhiều người nhận ra, cái đích cuối cùng mà mỗi người muốn hướng đến, muốn tìm về vẫn là gia đình.

Gia đình chị Bùi Hải Yến cùng nhau làm mặt nạ chống Covid-19Gia đình chị Bùi Hải Yến cùng nhau làm mặt nạ chống Covid-19 (Ảnh: NVCC)

Suối nguồn yêu thương giữa nhiều chiều khủng hoảng

Dịch bệnh Covid-19 bao trùm suốt năm, thiên tai dồn dập đã khiến cuộc sống gia đình Việt bị đảo lộn. Sự khủng hoảng xuất hiện khi những mất mát đau thương dồn dập trút xuống trong một bộ phận gia đình. Ở một góc tối, những con số về bạo lực gia đình vẫn nhức nhối trong thời gian cách ly xã hội.

Thống kê cho thấy, tại Ngôi nhà Bình yên (thuộc Hội LHPN Việt Nam) - nơi tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình và bị mua bán trở về, số lượng nạn nhân được hỗ trợ, giải cứu và tiếp nhận trong thời gian cách ly xã hội do dịch Covid-19 tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Một khảo sát nhanh của Hội Bảo vệ trẻ em Việt Nam về những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến trẻ em cũng cho thấy 48% trẻ tham gia khảo sát gặp áp lực do bị mắng và khoảng 8% bị đánh, 32,5% số trẻ em cảm thấy bố mẹ không gần gũi, không quan tâm trong thời gian này.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi tác động, kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động ấy. Điều này khiến cho thu nhập của gia đình Việt trở nên bấp bênh kéo theo đời sống khó khăn, đây là nguyên nhân thúc đẩy yếu tố bạo lực nảy sinh.

Tuy nhiên, giữa tâm điểm tác động mạnh mẽ của thiên tai, đại dịch, các giá trị gia đình Việt vô tình được kích hoạt trở lại. Tình yêu thương, sự chia sẻ, đùm bọc nhau, bữa cơm gia đình xuất hiện nhiều hơn, thậm chí trở nên thường xuyên. Sự gắn kết gia đình trở nên bền chặt, điều mà trước đây đang bị suy giảm bởi tác động của lối sống thời kinh tế thị trường.

Đặc biệt sự chia sẻ, yêu thương không chỉ lan tỏa trong mỗi gia đình, mà còn lan tỏa đến ngoài xã hội, trở thành những tấm gương sáng trong cộng đồng. Rất nhiều gia đình huy động tất cả các thành viên chung tay san sẻ yêu thương đến cộng đồng, xã hội bằng những việc làm thiết thực trong phòng chống dịch Covid-19. Điển hình như gia đình chị Bùi Thị Kim Thanh, hội viên phụ nữ xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trong thời gian thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ “Toàn dân chung sức phòng chống dịch Covid-19”, kinh tế gia đình không khá giả nhưng chị Thanh và gia đình đã quyết định dùng toàn bộ số tiền dành dụm hơn 1 tỷ đồng dự định xây nhà mới để ủng hộ công tác phòng chống dịch. Hay như gia đình chị Bùi Hải Yến (Hưng Yên) trong thời gian cách ly xã hội, nghỉ phòng chống dịch, chị cùng chồng con làm 700 chiếc mặt nạ chống giọt bắn để tặng miễn phí cho nhiều đơn vị, cá nhân phòng chống dịch.

Từ trong gia đình, các bậc ông bà - là cây cao bóng cả trong nhà đã có những hành động chia sẻ, trích phần lương, tiền tiết kiệm, tiền dưỡng già của mình để quyên góp cho cộng đồng, xã hội phòng chống dịch. Những hình ảnh đó không chỉ là tấm gương sáng để con cháu noi theo, mà còn gửi đi thông điệp tốt đẹp trong xã hội. Trong những mái ấm, hình ảnh ông bà, cha mẹ, con cháu cùng chung tay gói bánh chưng, làm bánh ngọt để bán lấy tiền giúp đỡ các trường hợp khó khăn hơn mình trong thiên tai, đại dịch xuất hiện ngày một nhiều.

Theo chuyên gia tư vấn Đinh Đoàn, truyền thống của gia đình Việt là yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, kiên cường vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, dưới tác động của đời sống thị trường, có những giá trị cốt lõi của gia đình vô tình bị mai một, hoặc bị “bỏ quên”. Một bộ phận gia đình mải chạy theo giá trị vật chất, đề cao lối sống cá nhân, khiến sự kết nối, tình cảm yêu thương giữa các thành viên trở nên lỏng lẻo, phai nhạt. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 trong thời gian qua như một phép thử buộc mọi người phải nhìn nhận lại cuộc sống của bản thân, để rồi nhận ra điều gì quan trọng nhất đối với mình, với người thân. Chính những bữa cơm gia đình trong thời gian cách ly xã hội giúp nhiều người nhận ra những giá trị tình cảm ẩn chứa trong đó.

Đặt gia đình trong mối quan hệ “động” với sự phát triển

Năm 2020 cũng là năm thứ 15 thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 2/2/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Theo ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch) cho biết, 15 năm qua, đời sống gia đình đã có sự chuyển biến tích cực. Kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân hàng năm. Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội và gia đình thực hiện, phát huy mạnh mẽ.

Bước sang năm 2021, ông Khuất Văn Quý cho rằng, khi xã hội bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến cho việc sử dụng các thiết bị thông minh bùng nổ, sẽ có tác động mạnh mẽ tới gia đình. Việt Nam có thể nghiên cứu chuyển mục tiêu từ “xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội” sang “xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, phồn thịnh và văn minh là thiết chế quan trọng của các quá trình kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực ổn định, chất lượng” để tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong sự phát triển của xã hội, đặt gia đình trong mối quan hệ “động” với các quá trình kinh tế - xã hội nói chung. Bên cạnh việc rà soát, hệ thống hóa và sửa đổi, bổ sung các văn bản về gia đình và công tác gia đình phù hợp với thời kỳ mới.

 THU GIANG

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.