Cách chữa trị da khô, nứt nẻ mùa đông

Chia sẻ

Da khô (còn gọi là bệnh khô da) thường không nghiêm trọng, nhưng gây khó chịu. Bệnh gây ngứa, đỏ và đóng vảy và có thể gây ra các vết nứt nhỏ trên da. Trước khi điều trị bệnh này, bạn nên hiểu kỹ về bệnh như mọi bệnh bình thường khác.

Các nguyên nhân gây bệnh da khô

Có một số nguyên nhân khác nhau gây khô da. Trong đó, yếu tố không khí khô là một trong những nguyên nhân lớn. Các bác sĩ da liễu giải thích, vì không khí khô hút độ ẩm ra khỏi da khiến da bị mất độ ẩm gây khô. Không khí mùa đông thường khô, không khí thoát ra từ các bếp sưởi, máy điều hoà, máy sưởi… trong nhà có thể còn tồi tệ hơn. Tuy nhiên, không chỉ có mùa đông, nhiều mùa khác cũng gây khô da, mùa hè nếu bạn ở trong điều hoà quá nhiều trong nhà cũng gây ra tình trạng này.

Một nguyên nhân khác gây khô da có vẻ hơi ngược đời nhưng rất quan trọng đó là việc tiếp xúc với nước. Nếu tiếp xúc quá nhiều với nước có thể làm khô da hoặc khiến da bị nứt và thô - đặc biệt là khi tiếp xúc với nước nóng. Các bác sĩ da liễu khuyến cáo, việc tắm nước nóng và tắm lâu sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da, dẫn đến khô.

Nguyên nhân gây khô da do tiếp xúc nhiều với hoá chất cũng khá phổ biến. Đi kèm với hoá chất là nước, chính là hai nguyên nhân kép gây nên bệnh lý này. Những người tắm và rửa tay thường xuyên, sử dụng nhiều xà phòng có thể gây kích ứng da hoặc làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Những người bơi lội tiếp với xúc quá nhiều clo trong nước, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến da. Điều này giải thích tại sao da khô là một vấn đề phổ biến đối với những người thường xuyên rửa tay tại nơi làm việc (y tá, thợ làm tóc) hoặc một số vận động viên trong lĩnh vực bơi lội, thợ lặn....

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Đôi khi, da khô là một triệu chứng của một loại bệnh lý khác. Những người bị bệnh chàm (còn gọi là viêm da dị ứng) hoặc bệnh vẩy nến, những người đang hồi phục sau bỏng… sẽ thường bị khô và ngứa. Da khô đôi khi cũng có thể do các tình trạng y tế không liên quan đến da như bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng. Vấn đề tuổi tác cũng là một nguyên nhân, tuổi càng lớn da càng khô và mỏng hơn. Với phụ nữ, tình trạng khô da còn do các tình trạng nội tiết tố có xu hướng xuất hiện khi mãn kinh, suy giáp hoặc cường giáp.

Các biện pháp “chống lại” da khô

Việc điều trị và ngăn ngừa da khô đôi khi khá đơn giản, chỉ liên quan đến việc thay đổi một chút thói quen trong lối sống. Các bác sĩ da liễu cho biết, một trong những cách nhanh nhất để điều trị hoặc ngăn ngừa da khô là sử dụng một loại kem dưỡng ẩm dày và giàu chất dưỡng ẩm.

Bác sĩ da liễu Kara Braudis của MU Health Care đưa ra những khuyến nghị để bảo vệ làn da trong thời tiết mùa đông lạnh và khô:

1.Đổi xà bông tắm:

Các loại xà phòng như Zest, Irish Spring và Dial là chất tẩy rửa tuyệt vời, nhưng chúng làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da. Cảm giác dùng xà phòng cho sạch nhờn thực sự không tốt cho làn da của bạn vào mùa đông, vì nó có nghĩa là bạn sẽ rửa sạch lớp bảo vệ tự nhiên khiến da bị khô. Vào mùa đông, hãy cân nhắc các loại xà phòng dịu nhẹ hoặc các loại sữa rửa mặt như Cetaphil, nhẹ nhàng trên da và không làm mất đi lớp dầu trên da.

2.Tắm như em bé

Tắm nước ấm khi thời tiết lạnh có thể làm bạn hài lòng, nhưng nước nóng lại gây kích ứng da và lấy đi độ ẩm tự nhiên. Nên vặn vòi hoa sen đến nhiệt độ thích hợp để tắm. Khi ra khỏi phòng tắm, làn da của bạn ẩm và xốp hơn, vì vậy hãy thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn, sau đó thoa ngay một lớp kem dưỡng ẩm, không mùi, không màu. Dầu khoáng cũng là chất dưỡng ẩm tuyệt vời sau khi tắm. Nói chung, các loại kem được pha nước trong bồn tắm sẽ giữ ẩm tốt hơn so với các loại kem trong chai, vì vậy không nên dùng vòi xịt.

3.Tạm dừng nước rửa tay

Nước rửa tay có chứa cồn, có thể làm khô da. Nếu bạn không làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hay trong trường hợp không cần thiết phải dùng nước rửa tay phòng chống dịch Covid-19 thì rửa tay bằng nước máy có lẽ là đủ. Khi da của bạn bị viêm, đỏ, loang lổ, đóng vảy, ngứa, hãy đến gặp bác sĩ da liễu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi ngoài da để điều trị tình trạng này và có thể ngăn ngừa nhiễm trùng.

NGUYỄN HƯNG (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.