Xử lý hành vi bạo lực vợ cũ sau ly hôn như thế nào?

Chia sẻ

Do không thể tiếp tục chung sống với người chồng bạo lực nên tôi đã làm đơn ly hôn đơn phương. Khi ly hôn, tôi được quyền nuôi con, còn chồng cũ có nghĩa vụ trợ cấp.

Xử lý hành vi bạo lực vợ cũ sau ly hôn như thế nào? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Do không thể tiếp tục chung sống với người chồng bạo lực nên tôi đã làm đơn ly hôn đơn phương. Khi ly hôn, tôi được quyền nuôi con, còn chồng cũ có nghĩa vụ trợ cấp. Mẹ con tôi dọn đến một căn hộ khác sống, hi vọng từ nay sẽ thoát khỏi người đàn ông bạo lực đó. Tuy nhiên, chồng cũ luôn viện cớ đến thăm con rồi ra tay bạo lực tôi. Anh ta đánh tôi vì "tội" dám đơn phương ly hôn chồng, rồi tuyên bố cuộc đời này, tôi sẽ không bao giờ thoát được khỏi anh ta.

Tôi nhiều lần từ chối không nhận tiền cấp dưỡng nuôi con của chồng cũ, để không liên quan gì đến anh ta nữa. Nhưng, anh ta vẫn lấy lý do thăm con để tìm đến nhà tôi. Khi đến, anh ta uống rượu say, chửi rủa, đánh đập tôi. Tôi muốn hỏi Quý báo, hành vi bạo lực vợ cũ sau ly hôn thì bị xử lý thế nào? Khi tôi và anh ta không còn quan hệ vợ chồng thì hành vi bạo lực ấy có được xem là hành vi bạo lực gia đình hay không?

Nguyenhaphuong@yahoo.com

Pháp luật nghiêm cấm các hành vi xâm phạm thân thể của người khác. Do đó, mọi hành vi đánh đập, gây thương tích cho thân thể người khác đều bị xử lý nghiêm minh. Nếu hai người còn quan hệ vợ chồng, hành vi bạo lực ấy sẽ được xếp vào các hành vi bạo lực gia đình bị cấm và bị xử lý theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Còn nếu quan hệ vợ chồng đã chấm dứt, hành vi bạo lực vợ cũ sau ly hôn được coi là hành vi cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trong trường hợp của bạn, hành vi bạo lực của chồng cũ sẽ bị pháp luật xử lý theo Bộ luật Hình sự nếu như bạn có đơn tố cáo kèm theo các bằng chứng, chứng minh về sự tổn hại sức khỏe khi bị anh ta đánh đập. Cụ thể, bạn có thể đến bệnh viện làm giám định tỷ lệ thương tích sau khi bị chồng cũ bạo lực, rồi làm đơn tố cáo anh ta với pháp luật.

Theo quy định, nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% và không thuộc vào các trường hợp quy định tại Điều 104 của Bộ luật Hình sự thì anh ta sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, theo Điều 5 của Nghị định 167/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình, hành vi của chồng cũ bạn sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000-3.000.000 đồng về hành vi xâm sại sức khỏe của người khác.

Nếu như tỷ lệ thương tật của bạn khi giám định trên 11% trở lên và hành vi của người chồng cũ rơi vào trường hợp trong Bộ luật Hình sự quy định như: Dùng hung khí nguy hiểm, gây tật nhẹ, phạm tội nhiều lần… thì sẽ bị truy tố theo Bộ luật Hình sự về “Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dựa theo tỷ lệ thương tích sau khi giám định để làm đơn khởi kiện chồng cũ lên tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại sức khỏe khi bị hành hung theo quy định của Bộ luật Dân sự gồm: Chi phí của việc chữa trị, phục hồi sức khỏe sau khi bị chồng cũ đánh đập; Chi phí của thu nhập thực tế bị mất khi sức khỏe bị giảm sút; Bù đắp về tổn thất tinh thần; Chi phí thu nhập bị mất của người chăm sóc bạn trong thời gian bạn phải có người chăm sóc do bị chồng cũ hành hung…

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.