Phiên bản độc lạ của Truyện Kiều

Chia sẻ

Lần đầu tiên có một phiên bản “Truyện Kiều” đặc biệt khi được thể hiện theo đúng lối ngâm Kiều nằm trong dự án có tên “Ngâm Kiều toàn truyện” sẽ ra mắt đầu tháng 4/2021 tại Hà Nội.

Các nghệ sĩ tham gia dự án “Ngâm Kiều toàn truyện”Các nghệ sĩ tham gia dự án “Ngâm Kiều toàn truyện”

Toàn bộ 3.254 câu thơ trong “Truyện Kiều” được thể hiện theo đúng lối ngâm gắn liền với tác phẩm văn học đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Dự án do nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long khởi xướng, nghệ sĩ Phạm Đình Dũng phụ trách phần biên tập và sự tham gia của nhiều nghệ sĩ hàng đầu như NSND Thanh Hoài, NSND Thúy Ngần, NSƯT Quốc Khanh, nghệ sĩ Văn Phương, Thúy Nga...

“Truyện Kiều” thì người Việt Nam ai cũng biết, ngâm thơ cũng là loại hình âm nhạc quá quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến sự tồn tại của thể hát gắn liền với “Truyện Kiều” này. Thú vị nữa là trên thực tế, thể ngâm Kiều cũng vẫn còn khá quen thuộc với những ai yêu âm nhạc truyền thống dân tộc bởi lối ngâm này vẫn được các nghệ sĩ của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như hát xẩm, dân ca, chèo, cải lương... khai thác và thể hiện. Việc thực hiện toàn bộ “Truyện Kiều” theo đúng lối ngâm Kiều là một hình thức tôn vinh giá trị truyền thống ở cả hai khía cạnh văn học và âm nhạc. Qua đó cũng thấy được sự sáng tạo của ông bà ta trong cách thưởng thức và lan tỏa một tác phẩm văn học có ý nghĩa. Khán giả tiếp cận với dự án này sẽ thấy được tầm vóc của một tác phẩm nghệ thuật và nhận thấy giá trị của nó thực sự xứng là một báu vật của dân tộc.

Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, người khởi xướng dự án cho biết, tới nay toàn bộ dự án đã hoàn thành với khoảng 10 tiếng âm thanh chia thành 12 phần. Toàn bộ 12 phần này được thể hiện ở hình thức hình vẽ 2D kết hợp với một chút kỹ xảo và được giới thiệu rộng rãi trên kênh Youtube Dân ca và Nhạc cổ truyền. Bên cạnh đó, 10 đoạn ngắn với độ dài từ 3 đến 5 phút được trích ra từ trong dự án này đã được các nghệ sĩ của nhóm dự án thực hiện các phần quay tại đình Chèm (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và sẽ giới thiệu trên kênh Youtube nhóm Xẩm Hà Thành để những câu Kiều thể hiện theo đúng lối ngâm Kiều được phổ biến rộng rãi hơn.

“Lúc mới bàn về dự án, tôi thực sự choáng và không hình dung được khi thực hiện sẽ như thế nào” - nghệ sĩ Phạm Đình Dũng phụ trách biên tập chia sẻ. Nghệ sĩ Thúy Nga (Nhà hát Chèo Quân đội) cho biết thêm: “Từ xưa đến nay, tôi đã nhiều lần sử dụng lối ngâm Kiều và các loại ngâm khác, nhưng chỉ ngâm trên dưới 10 câu chứ chưa bao giờ ngâm tới cả trăm câu như thế. Lúc đầu chưa hình dung được, nhưng càng triển khai thực tế càng thấy rất hay và ý nghĩa. Tôi mong dự án sẽ cuốn hút được người nghe như cảm giác của tôi khi bị cuốn vào truyện Kiều của dự án này”.

Dự án là ấp ủ của nhạc sĩ Nguyễn Quang Long từ hơn hai chục năm qua kể từ khi anh gắn bó sự nghiệp với âm nhạc và dành nhiều tâm huyết cho âm nhạc truyền thống dân tộc.

“Trong cái rủi có cái may”, nhạc sĩ Quang Long bảo vậy. Bởi chính trong những ngày cuộc sống hoàn toàn chững lại do dịch bệnh Covid-19 hoành hành khắp mọi nơi hồi đầu năm 2020, đời sống văn hóa nghệ thuật đình trệ, “đóng băng”, “Không được đàn hát, không được gặp gỡ khán giả, không có hoạt động gì, buồn quá tôi lại trăn trở với “Kiều” và khi đưa ra ý tưởng, các nghệ sĩ đã nhiệt liệt hưởng ứng. Chúng tôi đã nỗ lực suốt 1 năm qua để thực hiện được trọn vẹn dự án”- nhạc sĩ Nguyễn Quang Long chia sẻ.

Dự án “Ngâm Kiều toàn truyện” là một dự án đồ sộ, đem đến cách thưởng thức “Truyện Kiều” mới trong đời sống hôm nay. Nỗ lực này của ekip thực hiện không chỉ giúp “Truyện Kiều” tiếp tục “sống” trong đời sống âm nhạc hôm nay mà còn mang lại giá trị lớn là khôi phục giá trị của loại hình nghệ thuật ngâm Kiều vốn tưởng như đã thất truyền do sự vận động không ngừng của xã hội.

QUANG BẢO 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.