Bản lĩnh nhà báo trước xã hội “ảo”

Chia sẻ

Thời gian gần đây, làng giải trí Việt rơi vào khủng hoảng với rất nhiều chuyện xấu xí bị hé lộ sau làn sóng livestream của một số nhân vật từ đại gia đến nghệ sĩ.

Bản lĩnh nhà báo trước xã hội “ảo” - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Mỗi người một mục đích khác nhau, nhưng với sự “vào cuộc” của nhiều tờ báo, trang tin, những chuyện từ "xã hội ảo” nghiễm nhiên bước vào “xã hội thật” gây nhiễu loạn đời sống. Là một nhà báo nên ứng xử ra sao trước những sự việc xa rời Thiện - Mỹ trên “xã hội ảo” này?

Hả hê, đó là cảm giác của rất nhiều cư dân mạng khi theo dõi các livestream của một nữ doanh nhân, hay livestream của nam ca sĩ Nathan Lee “bóc phốt”, “tố” đời sống cá nhân nhiều nghệ sĩ suốt thời gian vừa qua. Câu hỏi đặt ra là khi cư dân mạng “hả hê” xem livestream của những nhân vật này, thì nhà báo liệu cũng mang tâm trạng như họ khi vô tư “tường thuật” nội dung các livestream đó lên các phương tiện thông tin đại chúng? Thậm chí là “tung hô” trên trang cá nhân của mình?

Dĩ nhiên, việc một cá nhân livestream về điều gì, đúng hay sai thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Còn các nhà báo, ứng xử với các vấn đề xuất hiện trên mạng xã hội đó như thế nào? Trong xã hội 4.0 hiện nay, khi mạng xã hội cũng được cho là một nguồn tin, nhà báo khi muốn đăng tải các thông tin không phải cứ thế tường thuật một cách trần trụi sự việc (ở đây là tung hô, cổ xúy cho các livestream của các cá nhân trên mạng), mà phải dẫn nguồn, phải kiểm chứng, thẩm định lại và phải chịu trách nhiệm về các thông tin mình đăng tải, và quan trọng hơn là đứng trên một giá trị chuẩn để định hướng dư luận, chứ không phải chiều theo thị hiếu của một bộ phận độc giả lệch chuẩn. Càng không thể "ăn theo" livestream “bóc phốt”, bôi nhọ người khác để giật tít, câu view.

Đáng tiếc là thời gian vừa qua, không ít tờ báo, trang tin điện tử bất chấp đạo đức làm nghề hay quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam đã “tiếp tay” cho việc này. Tòa soạn báo không đăng thì hào hứng tự post lên facebook cá nhân… khiến dư luận càng bị kích động, cổ xuý cho các hành vi lệch chuẩn "có đất" lộng hành. Điều đáng nói là, từ một livestream được cổ xúy trên mạng xã hội, ngay lập tức có những cá nhân khác vào "còm-men", rồi không ít nghệ sĩ khác đua nhau livestream tính kế “bóc phốt” ai đó. Chính vì những hành vi thiếu văn hóa, vi phạm nghiêm trọng thuần phong mỹ tục này mà ngay thời điểm livestream của một nữ đại gia đang "làm mưa làm gió" cộng đồng mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kịp thời có văn bản đề nghị các tỉnh, thành tăng cường công tác quản lý, xử lý người livestream xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân khác, sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục, nên vấn nạn này đã được chấn chỉnh.

Rất nhiều trường hợp mạng xã hội đã phát hiện ra những hành vi lệch chuẩn trong cộng đồng và lên tiếng phản đối. Chẳng hạn như chuyện các nghệ sĩ quảng bá sai sự thật về giá trị, công dụng của các sản phẩm, nhất là thực phẩm chức năng. Nghệ sĩ có những hành vi, phát ngôn thiếu chuẩn mực như nghệ sĩ Đức Hải…Hàng vạn, hàng triệu người dùng mạng xã hội đã chia sẻ những gì họ biết lên nền tảng đó, có những thứ là thông tin, là tri thức, là tình cảm, tâm nguyện…; nhưng cũng có cả những mưu toan, những rác rưởi.

Trao đổi với Báo Phụ nữ Thủ đô về vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho rằng: Hội Nhà báo VN đã ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội đối với người làm báo đến nay đã được 3 năm. Bản quy tắc này được cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam về cơ bản tôn trọng và thực hiện đúng. Tuy nhiên, gần đây có những hiện tượng người làm báo không thực hiện đúng quy tắc mạng xã hội, có những đăng tải thông tin, hoặc tham gia vào chia sẻ thông tin trên mạng xã hội không đúng mực, không đúng theo 4 điều người làm báo nên làm và 8 điều không được làm khi tham gia mạng xã hội. Một số người làm báo đã vi phạm, có những trường hợp đã bị xử lý ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt là gần đây có hiện tượng những cá nhân thực hiện livestream trên mạng xã hội thu hút hàng trăm ngàn người xem, nhưng lại có những ngôn ngữ phản cảm, mang tính xúc phạm danh dự cá nhân người khác. Thế nhưng trên báo chí lại thiếu những bài viết đúng tầm phê phán hành vi sai trái trên mạng xã hội ấy, hoặc có nhưng chưa đúng mức, chưa sâu sắc. Trong khi đó một số cơ quan báo chí có hiện tượng cổ vũ, thậm chí có cả nhà báo tham gia vào cổ vũ, khích lệ những hành vi sai trái ấy trên mạng xã hội.

Theo ông Hồ Quang Lợi, để chấn chỉnh tình trạng này, tại các cuộc giao ban báo chí, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã phát biểu và yêu cầu các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo phải rà soát, chấn chỉnh sự tham gia của hội viên, nhà báo trên mạng xã hội, cần có hành xử đúng mực và không cổ xúy cho những hành vi lệch chuẩn. Trong nội bộ Hội Nhà báo cũng như các cơ quan báo chí phải có những cuộc sinh hoạt, trao đổi để làm sao cho các hội viên nhận thức đúng đắn sứ mạng, vai trò của người cầm bút. Người làm báo cách mạng Việt Nam phải có vai trò dẫn dắt dư luận xã hội đi đúng hướng, bằng sản phẩm báo chí, bằng ứng xử chuẩn mực của nhà báo trên mạng xã hội.

MỸ - HẠ

Tin cùng chuyên mục

Cầu đi bộ Trần Nhật Duật bất ngờ biến thành công trình nghệ thuật hấp dẫn

Cầu đi bộ Trần Nhật Duật bất ngờ biến thành công trình nghệ thuật hấp dẫn

(PNTĐ) - Tối qua, 23/4 công trình nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã chính thức khánh thành, tạo thêm một điểm tham quan, checkin mới cho người dân và du khách. Đây là công trình chào mừng ngày kỷ niệm Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

(PNTĐ) - Lọt vào top 25 Hoa hậu Thế giới Việt Nam và là Hoa hậu tuổi teen châu Á năm 2019, nhưng Phan Anh Thư không bước chân vào làng giải trí mà theo đuổi con đường hội họa, trở thành họa sĩ trẻ. Cô từng chia sẻ: "Tôi nghĩ mình có nhiều con đường để đạt được mục đích sau cùng. Tuy nhiên con đường tôi cảm thấy tốt nhất, hạnh phúc nhất là vẽ tranh, làm việc góp sức cho cộng đồng".
Minh chứng về sự kế thừa thành công của gia đình truyền thống nghệ thuật

Minh chứng về sự kế thừa thành công của gia đình truyền thống nghệ thuật

(PNTĐ) - Từ 20-25/4/2024, 100 tác phẩm hội hoạ đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến sẽ được trưng bày tại triển lãm “Kỷ niệm và trải nghiệm: 100 tác phẩm nghệ thuật từ họa sĩ Văn Chiến”. Đây không chỉ là một triển lãm sưu tầm các bức tranh, tác phẩm nghệ thuật như thông thường, mà còn là buổi triển lãm được đúc kết từ khát vọng tôn vinh di sản nghệ thuật của cha, cũng như gìn giữ giá trị văn hoá.