Anh em “kiến giả”, nhưng không “nhất phận”

Chia sẻ

Bố mẹ chồng tôi sinh được ba người con gồm: Chồng tôi, em trai và một cô em gái út. Em gái chồng tôi bị khuyết tật bẩm sinh, không có khả năng tự nuôi mình. Sau khi cưới, vợ chồng tôi và vợ chồng em trai mua nhà sống riêng bên ngoài, còn bố mẹ chồng sống cùng con gái út ở quê.

Hai năm gần đây, bố mẹ chồng tôi lần lượt qua đời. Khi lâm chung, ông bà thống nhất với hai con trai để lại ngôi nhà ở quê cho con gái út tật nguyền. Khoản tiền để sinh sống chính là khoản thu nhập từ căn phòng mặt tiền cho thuê. Như vậy, cô sẽ không phải nhờ cậy ai nuôi mình sau này. Hai con trai nhường phần tài sản thừa kế từ ngôi nhà cho em gái xem như là phần hỗ trợ nuôi em suốt đời khi bố mẹ không còn. Với cách phân chia đó, ông bà xem như “anh em kiến giả nhất phận”, không ai tranh dành về tài sản thừa kế, cũng như trách nhiệm đối với cô em gái tật nguyền. Chồng tôi và em trai đồng ý với cách phân chia đó.

Anh chị em "kiến giả", nhưng không "nhất phận".Anh chị em "kiến giả", nhưng không "nhất phận".

Sau khi bố mẹ chồng tôi mất được một thời gian, em gái chồng tôi được một người đàn ông cùng hoàn cảnh yêu, và tiến tới hôn nhân. Hơn một năm chung sống, em gái tôi bị chồng lừa bán nhà, chiếm đoạt hết tài sản rồi ly hôn. Bây giờ, em gái chồng tôi trở thành người không có tài sản, không tự nuôi sống mình.

Do quan niệm “anh em kiến giả nhất phận” và đã dành phần thừa kế cho em gái trước đó nên chồng tôi và em trai thấy mình không có trách nhiệm với em nữa. Họ bàn nhau đưa em gái vào trung tâm nhân đạo sống. Thế nhưng, họ hàng lại bảo anh em họ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi em gái đến hết đời. Nếu không thì sẽ vi phạm pháp luật. Tôi muốn hỏi, tại sao chúng tôi lại phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi em gái chồng khi đã “kiến giả nhất phận”? Trong trường hợp này, nếu chúng tôi không chu cấp nuôi dưỡng em gái chồng có vi phạm pháp luật không?

Lehoangoanh080@gmail.com

Xét về tình lẫn lý, vợ chồng bạn và em trai vẫn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cô em gái tật nguyền không có tài sản và khả năng tự nuôi sống mình. Đạo đức gia đình không cho phép người thân ruột thịt bỏ rơi nhau khi hoạn nạn, khó khăn, đặc biệt là tật nguyền không có khả năng nuôi sống bản thân. Dù ban đầu, mọi thành viên trong gia đình chồng bạn đã thỏa thuận phần tài sản để em gái có nguồn sống. Nhưng, trong hoàn cảnh này, cô ấy cần có sự cấp dưỡng từ người thân.

Về luật pháp, nghĩa vụ cấp dưỡng trong gia đình được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, khoản 1 Điều 107 quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em, Điều 112 quy định: Trong trường hợp không còn cha mẹ, hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình, hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đồng thời, Điều 119 cũng quy định trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Cảm ơn vì có Tết!

Cảm ơn vì có Tết!

(PNTĐ) - Nhìn lại hành trình đón Tết vừa qua, gia đình chị Đoàn Thanh Giang (nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội) rất hạnh phúc vì họ đã có thật nhiều thời gian bên nhau. “Những tiếng cười” đầm ấm sẽ còn kéo dài cả sau Tết.
Cúng sao có giải được hạn?

Cúng sao có giải được hạn?

(PNTĐ) - Dịp đầu năm mới, tin rằng đang gặp phải sao xấu chiếu mạng (như La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch…), nhiều gia đình thường tìm tới các đền, chùa hoặc sẵn sàng chi ra hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng mời thầy sắp lễ cúng sao giải hạn với mong muốn hóa giải điềm xấu, cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình. Song, thực tế, cúng sao có giải được hạn?
12 ngày đạp xe xuyên Việt để trải nghiệm Tết

12 ngày đạp xe xuyên Việt để trải nghiệm Tết

(PNTĐ) - Chàng trai Nguyễn Văn Quyết, sinh năm 1997, quê Thạch Thất, Hà Nội vừa trở về nhà sau 12 ngày đạp xe xuyên Việt trong dịp nghỉ Tết. Đây cũng là cái Tết đầu tiên Quyết xa gia đình, dành trọn thời gian đón năm mới trên đường với “người dưng” nhưng tình cảm đồng bào lại vô cùng thắm thiết.
Tết trong gia đình các đại tướng, trí thức Hà Nội xưa

Tết trong gia đình các đại tướng, trí thức Hà Nội xưa

(PNTĐ) - Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002) là Tổng Tham mưu trưởng lâu năm nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy nhiều chiến dịch lớn trong suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc, đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử… GS.TS Nguyễn Văn Huyên, là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam giai đoạn (1946-1975). Một người là đại tướng, một người là đại trí thức đều xuất thân từ mảnh đất Thăng Long-Hà Nội. Không chỉ có nhiều đóng góp cho đất nước, về với gia đình, họ còn là những người chồng, người cha ưu tú, luôn nêu gương cho các con và có ý thức gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là trong những ngày Tết.
Tết về là nhớ lắm quê hương Việt Nam

Tết về là nhớ lắm quê hương Việt Nam

(PNTĐ) - Tết không chỉ là thời điểm của năm mới mà còn là khoảnh khắc để sum họp, vui vầy bên gia đình. Với những người dân Việt xa quê, ngoài gia đình nhỏ, Tết đến họ còn da diết mong được trở về sum vầy bên đại gia đình Việt Nam.