Phim truyền hình VIệt đang lạm dụng mâu thuẫn gia đình

Chia sẻ

Gần đây, phim truyền hình Việt đang đi vào khai thác sâu đề tài gia đình, tạo nên sức hút lớn. Tuy nhiên, nhiều người xem đang cảm thấy ức chế khi một số bộ phim đã lạm dụng các tình huống mâu thuẫn gia đình một cách quá đà…

Bà mẹ áp đặt do diễn viên Nguyệt Hằng thủ vai trong Bà mẹ áp đặt do diễn viên Nguyệt Hằng thủ vai trong "Hãy nói lời yêu"

Một loạt phim đang phát sóng nhận được sự quan tâm của khán giả hiện nay đều là phim đề tài gia đình như: Hương vị tình thân, Thương con cá rô đồng, Hãy nói lời yêu, Mùa hoa tìm lại, Nghiệp sinh tử... Điều này cho thấy, các nhà sản xuất đã nắm bắt đúng và trúng thị hiếu khán giả Việt, đồng thời cũng “kích hoạt” một cách tốt nhất thế mạnh đề tài gia đình của phim truyền hình Việt xưa nay.

Tuy nhiên, khi gia đình và những giá trị căn bản của cuộc sống hôn nhân được tái hiện trên sóng truyền hình một cách bi lụy, hay đẩy mâu thuẫn lên thái quá như một số bộ phim gần đây lại khiến khán giả ức chế. Đơn cử như hai bộ phim Hãy nói lời yêu và Hương vị tình thân đang phát sóng, cách xây dựng nhân vật có phần cực đoan của các nhà làm phim đôi khi làm khán giả muốn… tắt tivi.

Nhân vật bà mẹ Hoài trong phim Hãy nói lời yêu do diễn viên Nguyệt Hằng thủ vai có thể coi là một bà mẹ độc đoán và đáng sợ của màn ảnh Việt. Hình ảnh một người mẹ ích kỷ, kiểm soát chồng con một cách vô lý xuất hiện liên tiếp trong các tập phim khiến cư dân mạng thường xuyên bức xúc. Hay, hình ảnh những bà mẹ tham lam và thực dụng trong phim Hương vị tình thân. Dẫu rằng người mẹ nào cũng mong muốn con lấy được tấm chồng tử tế, giàu sang thế nhưng nhân vật bà Sa (do diễn viên Thu Hạnh thủ vai) lại bị đẩy lên một cách cực đoan vì thực dụng nên kiểm soát quá đáng với con gái, bất chấp việc con gái đang phải chịu đựng điều gì ngoài xã hội. Nhân vật bà Bích (do diễn viên Tú Oanh thủ vai) luôn phân biệt đối xử giữa con ruột và con nuôi. Chồng qua đời, bà đuổi con gái nuôi ra khỏi nhà và bỏ trốn với một đống nợ. Sau khi để con gái gánh nợ thay, bà Bích thậm chí còn trở về và tính tiền công nuôi dưỡng.

Không thể phủ nhận rằng, câu chuyện về người mẹ độc đoán luôn đặt áp lực lên chồng con, về những người đàn ông ngoại tình hay người phụ nữ đi phá hoại gia đình người khác… không hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày. Thậm chí, còn khắc nghiệt hơn như vậy. Có lẽ cũng vì thế mà khi được khắc hoạ trên màn ảnh nhỏ, khán giả càng thêm bức xúc. Nhất là những nhân vật tiểu tam, muôn kiểu ngoại tình vẫn được các nhà làm phim Việt liên tục “đào sâu” thể hiện. Thực tế, phim ảnh có ảnh hưởng rất sâu sắc tới tâm lý, tinh thần của khán giả. Mỗi bộ phim, nhất là dòng phim gia đình thường không chỉ là giải trí mà sẽ mang đến những bài học và giá trị riêng về cuộc sống theo cách mỗi người cảm nhận và rút ra. Khi các bộ phim khai thác quá sâu và đẩy mâu thuẫn, tính cách xấu xí của các nhân vật trong gia đình lên cực đỉnh rất dễ gây ra tác dụng ngược, người xem cảm thấy nhàm chán, ngán ngẩm về hình ảnh gia đình không hạnh phúc…

Vấn đề này đang cảnh báo việc các nhà làm phim đang quá lạm dụng những đề tài và hình mẫu không mấy tốt đẹp để tạo nên tranh cãi, thu hút sự chú ý của dư luận. Nhất là đối với các bộ phim được chiếu trên khung giờ vàng của Đài Truyền hình quốc gia, đồng nghĩa có rất nhiều lứa tuổi từ người già, người trưởng thành đến trẻ em đều có thể xem. Rất có thể những hình mẫu này xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm, làm lung lay những giá trị truyền thống gia đình tốt đẹp vẫn được người Việt đề cao từ xưa đến nay.

Bài và ảnh: NGUYỄN HÀ

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.