Chị em sau sinh nên kiêng khen như thế nào ?

Chia sẻ

"Gái đẻ ăn ngon, chồng con mất nhờ" - lời các cụ dạy phụ nữ sau sinh liệu còn hợp lý trong thời hiện đại? Chị em sau sinh nên kiêng cữ như thế nào để đảm bảo sức khỏe? Làm thế nào để đủ sữa cho con bú…?

Chị em sau sinh nên kiêng khen như thế nào ? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa. Nguồn: BVCC)

Theo dân gian, “hậu sản” thường là sau sinh 3 tháng; khoa học hiện đại tính là 6 tuần - khoảng 42 ngày. Đó là thời gian sau sinh để các “cơ quan” trở lại vị trí bình thường. Thời điểm này, nhiều sản phụ cũng dễ gặp tình trạng ăn uống kém, mất ngủ hoặc lâm vào trầm cảm. Bởi vậy, sản phụ cần được chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ sau sinh kiêng khem quá mức. Việc làm này sẽ gây mất cân bằng về dinh dưỡng, mất cân bằng thể chất, ảnh hưởng đến tinh thần của người mẹ; ảnh hưởng luôn đến chất lượng sữa, số lượng sữa tiết ra ít đi, không đảm bảo dinh dưỡng.

Một số bà mẹ lại kiêng tắm, kiêng nước, kiêng ra khỏi phòng… sau khi sinh. Đây là cách nghĩ và làm hoàn toàn không phù hợp. Vì trong cuộc chuyển dạ, sản phụ mất rất nhiều mồ hôi, nếu không được tắm sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, chưa kể sẽ dẫn đến nhiễm trùng, không tốt cho sức khỏe.

Theo đó, tùy theo điều kiện, thể lực của người mẹ. Có thể sau theo dõi tích cực trong vòng 24 giờ đầu, chị em có thể đi lại nhẹ nhàng, tắm được luôn, vừa loại bỏ mồ hôi bẩn trên cơ thể, tránh nhiễm trùng ngoài da, tinh thần cũng sảng khoái. Tuy nhiên, cần lưu ý tắm trong thời gian nhanh, từ 5-10 phút và chú ý dùng nước ấm; khi tắm xong lau khô toàn bộ cơ thể, mặc ấm, nhất là giữ ấm cổ, ngực, chân bởi sau khi sinh, khối lượng tuần hoàn giảm, dễ gây lạnh cho sản phụ.

Vào ngày thời tiết lạnh, một số gia đình có thói quen đốt than sưởi ấm cho mẹ và bé. Đây là điều hoàn toàn không nên làm. Riêng về than, khi đốt sẽ sinh khí CO2 rất độc, tác động không tốt đến đường hô hấp của người mẹ, nhất là em bé. Trường hợp nặng có thể gây ngạt, thậm chí tử vong.

Phụ nữ sau sinh cũng không nên kiêng cữ vận động hay vận động quá mức. Bởi khi vận động sẽ giúp tử cung co bóp, tống sản dịch ra sạch sẽ. Nếu nằm lâu sẽ ứ trệ cả hô hấp và tuần hoàn. Ngược lại, nhiều bà mẹ hiện đại muốn giảm eo nhanh vì thế tập thể dục chỉ sau vài ngày sau sinh. Việc luyện tập sớm như vậy không tốt, mà nên sau 6 tuần thì có thể tập thể dục aerobic. Đối với những người sinh mổ thì thời gian để phục hồi thành bụng lâu hơn, có thể 3 – 4 tháng thì tập lại được.

TS.BS ĐÀO LAN HƯƠNG

(Phó trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học, bệnh viện Phụ sản Hà Nội)

 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.