Phúc thẩm xem xét kháng cáo kêu oan của bị cáo vụ Trần Bắc Hà

Chia sẻ

Sáng 28/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa vụ sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ra xét xử phúc thẩm theo kháng cáo của các bị cáo Đinh Văn Dũng (cựu TGĐ Công ty Bình Hà), Đoàn Hồng Dũng (cựu Giám đốc Công ty Trung Dũng) và Nguyễn Thị Thanh Sơn (thành viên góp vốn Công ty Trung Dũng).

Bị cáo Đinh Văn Dũng kháng cáo kêu oan, 2 người còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngoài ra, một số người có quyền lợi, nghĩa vụ kháng cáo gồm bà Nguyễn Khuê Phong (vợ bị cáo Dũng); bà Ngô Kim Lan và Trần Lan Phương (vợ và con ông Trần Bắc Hà)… Do bà Ngô Kim Lan đã mất nên chị Trần Lan Phương kế thừa quyền và nghĩa vụ.

Trước đó, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đinh Văn Dũng 12 năm tù; Hồng Dũng 18 năm và Sơn 3 năm tù với cùng tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản”.

Theo bản án sơ thẩm, các bị cáo Nguyễn Văn Dũng, Đoàn Hồng Dũng, Nguyễn Thị Thanh Sơn là những người có năng lực trách nhiệm hình sự, đứng đầu các tổ chức kinh tế có quan hệ vay vốn tại BIDV, hiểu biết pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, cả ba đã cố ý lợi dụng sơ hở của các nhân viên BIDV trong việc quản lý tài sản thế chấp, quản lý dòng tiền sau cho vay để chiếm đoạt các khoản tiền và hàng hóa là tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp cho các khoản vay tại BIDV.

Các bị cáo tại phiên toà phúc thẩmCác bị cáo tại phiên toà phúc thẩm.

Cụ thể, từ tháng 2 đến tháng 3/2012, lợi dụng sự tin tưởng của BIDV giao cho Cty Trung Dũng tự quản lý lô hàng nhập khẩu là tài sản đảm bảo cho khoản phát hành L/C, Đoàn Hồng Dũng đã thống nhất với Nguyễn Thị Thanh Sơn dùng thủ đoạn gian dối, sử dụng pháp nhân của Cty Hà Nam, Cty Đầu tư Trung Dũng để ký hợp đồng mua thép phế và phôi thép của Cty Trung Dũng, sau đó bán cho Cty TISCO nhằm kiểm soát dòng tiền của BIDV đối với Cty Trung Dũng. Tiền thu được từ việc bán hàng, Đoàn Hồng Dũng và Nguyễn Thị Thanh Sơn không chuyển tài khoản của cty Trung Dũng tại BIDV để thanh toán cho các đối tác nước ngoài khi đến hạn như cam kết với BIDV mà dùng để trả nợ cho Cty Hà Nam, Công ty Trung Dũng và sử dụng vào các mục đích khác. Tổng số tiền các bị can đã chiếm đoạt của BIDV hơn 263 tỷ đồng và không có khả năng trả nợ.

Bản án sơ thẩm nêu rõ, các bị cáo Đoàn Hồng Dũng, Nguyễn Thị Thanh Sơn đã thống nhất với nhau, dùng thủ đoạn gian dối, mua bán số thép phế và phôi theo lòng lòng, bán bảo đảm của BIDV cho những công ty khác không đúng đối tượng và khi chưa được sự đồng ý của BIDV; số tiền bán hàng các bị cáo đã không chuyển về tài khoản do BIDV quản lý mà sử dụng vào mục đích cá nhân khác, dẫn đến BIDV không thu hồi được khoản vay, chiếm đoạt của BIDV số tiền hơn 263 đồng đền nay không có khả năng bồi thường, khắc phục hậu quả. Cần có mức hình phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo mới đủ tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

Bị cáo Đinh Văn Dũng là Tổng Giám đốc Cty Bình Hà, đã trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của Cty Bình Hà. Từ tháng 4/2015 đến tháng 10/2016, bị cáo Dũng đã thay mặt Cty Bình Hà ký hợp đồng bán bò với ông Lâm Tăng Khoát và Cty Vĩnh Phát.

Cty Bình Hà có chủ trương yêu cầu các nhà thầy, đối tác trích lại 20% giá trị các hợp đồng để sử dụng số tiền đó góp vốn vào Cty Bình Hà và dùng các khoản tiền trên là vốn đôi sứng để BIDV tiếp tục giải ngân, bị cáo Dũng nhận thức được việc làm trên là vi phạm pháp luật nhưng do phụ thuộc nguồn vốn của Ngân hàng, phải có vốn đối ứng thì Ngân hàng mới giải ngân. Sau khi thu tiền bán bò, Đinh Văn Dũng yêu cầu ông Lâm Văn Khoát chuyển tiền vào tài khoản của Đinh Văn Dũng và tài khoản của Công ty Bình Hà, các nội dung chuyển tiền đều do Đinh Văn Dũng yêu cầu... 

Ông Đinh Văn Dũng bị bản án sơ thẩm xác định đã cấu kết với con trai ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT BIDV) là Trần Duy Tùng và 2 người khác chiếm đoạt 23,5 tỷ đồng tiền bán bò của Công ty Bình Hà (là tài sản bảo đảm cho các khoản vay của Công ty Bình Hà tại BIDV). Bị cáo còn chiếm đoạt 11 tỷ đồng, dùng số tiền này góp vốn vào Công ty Bình Hà, đồng thời làm vốn đối ứng để BIDV tiếp tục giải ngân.

Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của chủ thể khác, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của bên cho vay, khiến BIDV không thu hồi được khoản vay, đã chiếm đoạt của ngân hàng hơn 263 tỷ đồng, đến nay không có khả năng bồi thường, khắc phục hậu quả.

HĐXX cấp sơ thẩm cho rằng, ông Trần Bắc Hà phải chịu trách nhiệm chính trong việc để xảy ra sai phạm dẫn đến hậu quả mất vốn của BIDV. Dù ông Hà đã chết, không bị xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng trong vụ án này, ông được xác định là người có hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả làm thiệt hại cho BIDV.

Các tài sản đã kê biên, phong tỏa ngăn chặn giao dịch đứng tên ông Trần Bắc Hà và các tài sản khác có liên quan đến quyền lợi của ông Hà cần tiếp tục kê biên, phong tỏa, ngăn chặn giao dịch để trừ vào nghĩa vụ hoàn trả của Công ty Bình Hà với BIDV. Nếu sau khi thanh toán xong cho Công ty Bình Hà, vẫn còn tài sản thì sẽ được trừ vào nghĩa vụ hoàn trả của Công ty Trung Dũng với BIDV.

Do ông Hà đã chết nên các nghĩa vụ về tài sản của ông Hà được thực hiện theo quy định của Điều 615 Bộ luật dân sự.

TÚ AN

Tin cùng chuyên mục

Xét xử cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng: Nhận tội nhưng không nhận lừa tiền

Bị cáo Đỗ Hữu Ca nhận tội nhưng không nhận lừa tiền

Bị cáo Đỗ Hữu Ca – cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước toà, bị cáo thừa nhận cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của mình là đúng, phù hợp với kết luận điều tra nhưng khi nói lời sau cùng lại khẳng định không lừa tiền vợ chồng Đước.