Ngủ kém, kiệt sức nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn

Chia sẻ

Theo một nghiên cứu mới, giấc ngủ bị gián đoạn, mất ngủ và mệt mỏi hàng ngày đều có liên quan đến nguy cơ nhiễm coronavirus cao hơn, các triệu chứng về Covid-19 cũng nghiêm trọng hơn và thời gian phục hồi lâu hơn...

Mỗi giờ ngủ thêm tỷ lệ nhiễm Covid-19 thấp hơn 12%

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí trực tuyến BMJ Nutrition Prevention & Health cho thấy, cứ mỗi giờ ngủ thêm, nhân viên y tế giảm được 12% tỷ lệ nhiễm Covid-19.

Minha Rajput-Ray, Giám đốc Y tế của Trung tâm Dinh dưỡng & Sức khỏe Toàn cầu NNEdPro cho biết: “Nghiên cứu này chỉ ra một lĩnh vực sức khỏe thường bị bỏ quên: nhu cầu về giấc ngủ chất lượng và thời gian nạp năng lượng lại để ngăn chặn tình trạng kiệt sức”. Nghiên cứu mới nhất này đã khảo sát 3.000 nhân viên y tế từ Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ, trong đó 568 người nhiễm Covid-19.

Cuộc khảo sát đã thu thập dữ liệu về lối sống, sức khỏe, việc sử dụng thuốc theo toa và thực phẩm chức năng cùng với thông tin về giấc ngủ của họ vào ban đêm và giấc ngủ ngắn vào ban ngày trong năm trước đó. Nghiên cứu cũng thu thập dữ liệu về mọi vấn đề về giấc ngủ; kiệt sức vì công việc; và nơi làm việc tiếp xúc với Covid-19.

Cuộc khảo sát đã chỉ ra lưu ý rằng, so với những người được hỏi không gặp vấn đề về giấc ngủ, những người khó ngủ, hoặc sử dụng thuốc ngủ vào 3 đêm trở lên trong tuần có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 cao hơn 88%. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy khoảng 1/4 trong số những người bị Covid-19 báo cáo khó ngủ vào ban đêm so với khoảng 1/5 những người không bị nhiễm. Và 1 trong số 20 người bị nhiễm Covid-19 cho biết họ gặp các vấn đề về giấc ngủ cao hơn 3% so với những người không bị nhiễm.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Tình trạng kiệt sức cũng làm tăng tỷ lệ nhiễm Covid-19

Tình trạng luôn mệt mỏi, kiệt sức có khả năng mắc Covid-19 cao gấp đôi. Ngoài ra, nếu mắc bệnh, tình trạng bệnh nặng hơn và cần thời gian phục hồi lâu hơn gấp ba lần. Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên số liệu các nghiên cứu cho thấy, bạn ngủ càng nhiều thì bạn càng có cơ hội tốt hơn khi chống lại Covid-19 hoặc bất kỳ bệnh viêm nhiễm nào.

Ví dụ, nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người bị rối loạn giấc ngủ, những người ngủ ít hơn năm hoặc sáu giờ mỗi đêm và những người có chất lượng giấc ngủ kém báo cáo tỷ lệ mắc bệnh hô hấp, cảm lạnh và các bệnh liên quan cao hơn. “Chúng tôi có nhiều bằng chứng cho thấy nếu bạn ngủ đủ giấc, chắc chắn có thể giúp ngăn ngừa hoặc chống lại bất kỳ loại viêm nhiễm nào”, Monika Haack, nhà tâm thần học tại trường Y Harvard ở Boston, nói với National Geographic trong một cuộc phỏng vấn. Mặc dù chưa rõ chính xác tại sao giấc ngủ lại quan trọng đối với khả năng hoạt động hệ miễn dịch của cơ thể, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chỉ cần mất ngủ một đêm là đủ để làm các tế bào lympho T trong máu phản ứng kém với virus xâm nhập .

Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi cơ thể không được ngủ, các tế bào T cũng trở nên ít có khả năng tương tác với các tế bào bị nhiễm virus hơn, làm giảm khả năng chống lại sự lây nhiễm của chúng. Thiếu ngủ và rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch bằng cách làm tăng các cytokine và histamine gây viêm, cản trở tế bào T và các tế bào miễn dịch khác.

Mối quan hệ giữa thời gian ngủ và phản ứng tiêm chủng

Giấc ngủ lành mạnh là điều cần thiết để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi vắc-xin Covid-19 được phân phối, điều quan trọng là mọi người phải tiếp tục ngủ đủ giấc để có phản ứng miễn dịch tốt nhất. Mất ngủ có liên quan đến những thay đổi trong một số quá trình miễn dịch. Ngủ không ngon giấc có thể làm suy yếu khả năng phòng thủ của bạn trước virus. Nó có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn phản ứng với vắc-xin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì lý do này, thiếu ngủ trong thời kỳ đại dịch toàn cầu đặc biệt nguy hiểm.

“Khi vắc-xin Covid-19 đang được phân phối, điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải tiếp tục ưu tiên giấc ngủ của họ để duy trì sức khỏe tối ưu,” Chủ tịch Học viện Y khoa về Giấc ngủ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Kannan Ramar cho biết. "Ngủ đủ giấc, chất lượng cao thường xuyên sẽ tăng hệ miễn dịch của cơ thể và tối ưu hóa phản ứng của bạn với vắc-xin". Có nhiều bằng chứng về mối liên hệ giữa giấc ngủ và khả năng miễn dịch. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa thời gian ngủ và phản ứng tiêm chủng. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy vắc-xin cúm có vẻ hiệu quả hơn ở những người ngủ đủ giấc trong hai đêm trước khi tiêm. Các nghiên cứu khác cũng đưa ra những phát hiện tương tự đánh giá phản ứng của bệnh nhân với vắc-xin viêm gan A và viêm gan B.

Khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ phục hồi trong ngày. Nó có tác dụng sửa chữa các cơ, cơ quan và tế bào. Các hormone được điều chỉnh để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, phản ứng miễn dịch và các chức năng quan trọng khác. Bộ não của chúng ta phân loại và lưu trữ thông tin mới và chuẩn bị tinh thần cho ngày hôm sau bằng cách điều chỉnh tâm trạng của cơ thể.

NGUYỄN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Có được kết hôn với em gái của chị dâu?

Có được kết hôn với em gái của chị dâu?

(PNTĐ) - Câu hỏi: Chị dâu là vợ của anh trai tôi có cô em gái ruột tên Hiền. Tôi và Hiền quen biết và có tình cảm với nhau. Cả hai chúng tôi đều đã tốt nghiệp đại học và đã đi làm. Tôi muốn hỏi tôi và Hiền có thể kết hôn được với nhau hay không?                                                                                          Phan Văn Quân (Thường Tín, HN)
Đọc đời mình trên lá

Đọc đời mình trên lá

(PNTĐ) - Nguyễn Minh Khiêm đã mượn hình ảnh chiếc lá để nói đến những thời khắc khác nhau của cuộc đời một con người. Ngay từ khổ một, tác giả đã tìm thấy sự tương đồng giữa “cuộc đời” của lá và cuộc đời của mỗi con người.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.