Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Chống chỉ định với vắc xin Sputnik- V

Chia sẻ

Ngày 10/8/ 2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, trong đó có bổ sung, điều chỉnh một số nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin.

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trong tiêm chủng: Người có tiền sử dị ứng; người có bệnh nền, bệnh mạn tính; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần; người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (nhiệt độ <35,5 độ C và >37,5 độ C; mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế); nhịp thở > 25 lần/phút.

Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm: Có tiền sử mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Chống chỉ định: Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 cùng loại (lần trước); Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Tại Quyết định 3802/QĐ-BYT cũng ban hành biểu mẫu Khám sàng lọc trước khi tiêm, theo đó Kết luận sau khi khám sàng lọc sẽ chỉ định:

- Đủ điều kiện tiêm chủng ngay: nếu tất cả các mục đều KHÔNG có điểm bất thường.

- Chống chỉ định tiêm chủng vắc xin cùng loại: Khi CÓ bất thường tại mục 1

- Trì hoãn tiêm chủng: Khi CÓ bất kỳ một điểm bất thường tại các mục 2, 3, 4a

- Chỉ định tiêm tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu phản vệ: Khi CÓ bất thường tại mục 5

- Nhóm thận trọng khi tiêm chủng: Khi CÓ bất kỳ một điểm bất thường tại các mục 4b, 6, 7, 8, 9,10.

Đặc biệt,phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Chống chỉ định với vắc xin Sputnik- V.

Với phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần: Giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết

(PNTĐ) - Ngày 21/11/2024, Hội LHPN quận Đống Đa phối hợp với  nhãn hàng JUMBO VAPE - Fumakilla Việt Nam tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho người dân trên địa bàn.
Quản lý thế nào tránh “lợi bất cập hại“?

Quản lý thế nào tránh “lợi bất cập hại“?

(PNTĐ) - Mua bán thuốc online đang dần trở thành xu hướng bởi sự tiện dụng và nhiều tiện ích. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thuốc trực tuyến hiện nay đang bộc lộ không ít khó khăn, lỗ hổng; đòi hỏi phải có sự quản lý sát sao.
Khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ trên địa bàn quận Tây Hồ

Khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ trên địa bàn quận Tây Hồ

(PNTĐ) - Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, đầu tháng 11/2024 vừa qua, Trung tâm Y tế quận Tây Hồ phối hợp với Trường Mầm non Chu Văn An tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3-4 tuổi, đây là một hoạt động rất quan trọng và ý nghĩa.
Tăng cường phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh

Tăng cường phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh

(PNTĐ) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ  sinh sản, nên hay không?

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ sinh sản, nên hay không?

(PNTĐ) - Nhiều cặp đôi thường bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên từ bạn bè, người thân hoặc thông tin trên mạng xã hội về việc sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cho đến thuốc đông y, với mong muốn “bổ trứng”, “cường tinh trùng” hoặc “dễ đậu thai”. Nhưng liệu uống thuốc có thực sự hiệu quả và an toàn?