“Ngày mai bình yên” Vừa quay, vừa lên sóng

Chia sẻ

Sau rất nhiều ngóng đợi của khán giả về một bộ phim phản ánh đời sống hiện thực trong đại dịch mà chúng ta đang trải qua, từ ngày 12/8/2021, phim truyền hình “Ngày mai bình yên”- bộ phim nói về biến động xã hội do đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đã chính thức lên sóng VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam vào các tối thứ 4 và thứ 5 hàng tuần.

Cảnh trong phim “Ngày mai bình yên”Cảnh trong phim “Ngày mai bình yên” (Ảnh: VFC)
“Ngày mai bình yên” do 2 NSƯT Vũ Trường Khoa và Hoàng Tích Thiện làm đạo diễn. Theo thông tin từ ekip đạo diễn thì bộ phim được lên kế hoạch và sản xuất gấp nhưng đội ngũ đã rất tích cực và đảm bảo tiến độ. Hiện tại, bộ phim được sản xuất theo hình thức vừa quay, vừa lên sóng, nhờ vậy phim sẽ mang tính thời sự rất cao.

“Ngày mai bình yên” khai thác nhiều tình huống đời thường trong xã hội thời dịch Covid-19 mà hạt nhân của câu chuyện chính là mối quan hệ, những mâu thuẫn nảy sinh khi tình trạng giãn cách kéo dài gây mất cân bằng trong cuộc sống của mỗi gia đình. Trung tâm câu chuyện là gia đình ông Phát (NSND Trung Hiếu thủ vai) - chủ một doanh nghiệp xây dựng vừa phải chật vật, căng mình để duy trì hoạt động công ty, tìm cách lo liệu trả lương cho nhân viên, vừa làm quen với cuộc sống ở nhà cả ngày. Trong khi đó, Trà, con gái cả của ông Phát mất việc ở công ty du lịch, Mai Khôi - đứa con út ở độ tuổi mới lớn cũng không thể đến trường, ở nhà học online. Từ khi sống gần như cả ngày cùng vợ con ở nhà, người đàn ông tình cảm nhưng không biết bày tỏ yêu thương, lại gia trưởng hiếu thắng như ông Phát mới thấy cuộc sống quá ồn ào, phức tạp, liên tiếp phát hiện ra nhiều bất đồng quan điểm, khoảng cách thế hệ... khiến mâu thuẫn dở khóc, dở cười liên tục phát sinh.

Trong 2 tập vừa phát sóng, khán giả đã chứng kiến hàng loạt hỉ nộ ái ố mà mỗi gia đình đều có thể thấy mình ở trong đó trong thời gian giãn cách, từ chuyện con cái trốn học online, cắm đầu vào điện thoại, đến chuyện khó xử vì nhắc người khác không vơ vét tích trữ thực phẩm…
Tuy nhiên, chính trong những khó khăn, căng thẳng này, ông Phát lại cảm nhận sâu sắc hơn về sự sẻ chia, thấu hiểu. Mỗi người trong gia đình đã có cơ hội hiểu nhau hơn, biết mở lòng với nhau hơn và chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn. Câu chuyện của phim cũng mở ra cho khán giả thấy giữa khó khăn, mỗi người đều sẽ cảm nhận được đầy đủ hơn về tình thân và tình đồng bào. Bộ phim cũng mong mỏi góp phần củng cố niềm tin rằng vượt qua những ngày giông bão, chắc chắn rằng bình yên sẽ tới.

Phim có sự tham gia của dàn diễn viên gạo cội: NSND Trung Hiếu, NSND Quốc Trị, diễn viên Thuý Hà, Kiều Anh, Kiều My, Quang Trọng… Sau nhiều năm mới trở lại màn ảnh nhỏ, NSND Trung Hiếu chia sẻ, mặc dù phim được quay trong thời gian giãn cách xã hội, vô cùng khó khăn, nhưng cả đoàn làm phim rất quyết tâm bởi mục đích của bộ phim là ủng hộ tinh thần khán giả trong mùa dịch, tuyên truyền cho mọi người về cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Các công tác phòng chống dịch được thực hiện kỹ lưỡng. Điều các nghệ sĩ mong muốn là khán giả sẽ đón nhận và yêu mến bộ phim.

THU MÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.