Hà Nội: Linh hoạt chi trả chế độ hỗ trợ cho người dân và gia đình khó khăn

Chia sẻ

Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, thực hiện chi trả chế độ hỗ trợ cả vào những ngày cuối tuần, TP Hà Nội hiện đã quyết định hỗ trợ trên 1.011 tỷ đồng cho hơn 2,6 triệu người dân, doanh nghiệp và gia đình trên địa bàn TP gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ với nhóm đối tượng đặc thù.

Lãnh đạo phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình trao quà hỗ trợ người dân khó khăn trên địa bànLãnh đạo phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình trao quà hỗ trợ người dân khó khăn trên địa bàn

Lao động tự do nhận chế độ hỗ trợ tăng mạnh

Thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ, TP Hà Nội hỗ trợ cho trên 1,574 triệu người lao động(LĐ), người sử dụng LĐ với kinh phí 465,77 tỷ đồng. Có một số nhóm đối tượng được các quận, huyện tập trung giải quyết hồ sơ và chi trả hỗ trợ với số lượng lớn. Đó là 16.082 người LĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng LĐ, nghỉ việc không hưởng lương được các quận, huyện ra quyết định hỗ trợ với tổng số tiền là 64,24 tỷ đồng; 280 LĐ ngừng việc có quyết định hỗ trợ với số tiền 375 triệu đồng;  phê duyệt hỗ trợ tiền ăn cho 13.356 người gồm: F0, F1 và hỗ trợ thêm tiền ăn cho trẻ em là F0, F1 với số tiền 18,32 tỷ đồng (trong đó, đã hỗ trợ cho 236 lao động ngừng việc với số tiền 328 triệu đồng)… Đặc biệt, cả 30/30quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 138.466 LĐ tự do với số tiền 207,69 tỷ đồng ; trong đó,các đơn vị có đông LĐ tự do như Đan Phượng, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hoài Đức, Ba Đình đã phê duyệt và thực hiện tương đối nhanh nhóm chính sách này. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội HN quyết định cho 07 đơn vị vay vốn để trả lương ngừng việc cho 3.782 lượt LĐ với số vốn cho vay là 16,71 tỷ đồng.

Song song với việc thực hiện Nghị quyết 68, các địa phương đã đẩy nhanh chi trả chế độ cho các đối tượng đặc thù theo Nghị quyết 15 của HĐND TP với 284.730 người, hộ kinh doanh được phê duyệt hỗ trợ với kinh phí 287,657 tỷ đồng. Trong đó, 13 quận, huyện đã phê duyệt và hỗ trợ 2,63 tỷ đồng cho 1.226 người là LĐ làm việc tại cơ sở giáo dục các cấp có ký hợp đồng LĐ, nghỉ việc không hưởng lương do cơ sở giáo dục tạm dừng hoạt động và phụ nữ mang thai, người đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em dưới 6 tuổi; hỗ trợ 2,11 tỷ đồng cho 704 chủ  nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đủ điều kiện hoạt động phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên tại 14 quận, huyện… 

Ngoài ra, các tổ chức chính trị, xã hội TP và một số quận, huyện, thị xã cũng đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức hỗ trợ cho 682.307 lượt người, hộ gia đình còn khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 204,336 tỷ đồng. Trong đó, Hội LHPNHà Nội đã tổ chức thăm hỏi, tặng 7.239 suất quà cho hội viên, lao động nữ... gặp khó khăn trên địa bàn với kinh phí 2,01 tỷ đồng.

Tổ chức chi trả hỗ trợ theo thực tế địa phương

Để việc chi trả hỗ trợ cho người dân và hộ gia đình thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, các địa phương chủ động, linh hoạt trong việc chi trả chế độ hỗ trợ. Tại một số xã của huyện Hoài Đức, với trường hợp người cao tuổi, người khuyết tật, hộ khó khăn… cán bộ xã chi trả chế độ hỗ trợ tại nhà; ở một số xã như Minh Khai, Dương Liễu, Tiền Yên thực hiện chi trả cho các đối tượng tại trường học và các nhà văn hóa thôn, người dân nhận chế độ thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội như đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, bố trí chỗ ngồi đảm bảo khoảng cách tối thiểu. Trong khi đó, tại các “vùng đỏ” thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người LĐ tạm hoãn hợp đồng LĐ, nghỉ việc không hưởng lương... gửi hồ sơ qua dịch vụ công. Ở quận Tây Hồ, thực hiện hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và để không sót, lọt đối tượng thụ hưởng nhất là LĐ tự do, hệ thống chính trị ở cơ sở vào cuộc tích cực, hỗ trợ người LĐ tự do tiếp cận chính sách nhanh chóng. Cụ thể, trong quá trình rà soát, phát tờ khai, tổ dân phố, cảnh sát khu vực sẽ chụp lại giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ cho người LĐ bằng điện thoại thông minh của mình, thiết lập hồ sơ và chuyển danh sách về phường, quận. Sau khi có quyết định hỗ trợ, kinh phí được chi trả tại nhà cho từng đối tượng.

Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, để tiếp tục thực hiện hỗ trợ người dân và hộ gia đình khó khăn, thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo TP giao, Sở Lao động  Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Sở Tài chính rà soát, đề xuất các chính sách đặc thù để báo cáo UBND TP. Trước mắt, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã có gửi UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị thống kê người LĐ, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng trở về quê để Sở phối hợp với Công an TP xây dựng phương án hỗ trợ khi đủ điều kiện, báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.

HẠNH LÊ

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.