Độc đáo “bánh bao Trung thu” mùa dịch

Chia sẻ

Trong bối cảnh phải ở trong nhà để phòng, chống dịch Covid-19 mà Tết Trung thu lại đang đến gần, bà mẹ 9x Đỗ Thanh Nhàn đã sáng tạo ra một loại “bánh bao lai bánh Trung thu” từ các loại bột, củ quả sẵn có. Những chiếc bánh “lai tạo” này có thể khác xa “bản gốc” nhưng nhờ đó, Nhàn vẫn cùng gia đình có một cái Tết Trung thu đầm ấm.

Đỗ Thanh Nhàn hiện sống ở phường Tân Thới Nhất, quận 12 thành phố Hồ Chí Minh. Nhàn kể, mọi năm, Nhàn đều cùng mấy cháu gái tự tay làm một ít bánh Trung thu hương vị truyền thống để biếu, tặng bà con, bạn bè thân thiết. Một chiếc bánh Trung thu cổ truyền cần nhiều loại nguyên liệu khác nhau, quá trình chuẩn bị nước đường, rang hạt, sên nhân, nướng bánh cũng khá cầu kỳ. Năm nay, vì dịch nên việc tìm mua các nguyên liệu khá khó khăn, Nhàn không thể làm bánh Trung thu tặng mọi người được nữa.

Thế nhưng, Nhàn nghĩ, chẳng nhẽ mình lại để cho Tết Trung thu đi qua lặng lẽ và không có một chút dấu vết nào như thế? Sẵn trong nhà chỉ còn một ít bột mì để làm bánh bao, đường và sữa… Nhàn liền bắt tay làm bánh bao Trung thu. Vỏ bánh được làm từ bột bánh bao, bên trong là lớp nhân giống với nhân bánh sukem nhưng đặc và dẻo hơn. Bánh sau đó được đóng vào khuôn bánh Trung thu rồi gắn thêm những chiếc mặt tròn, hai chiếc tai, mũi, mắt để trở thành các con giống ngộ nghĩnh. Cô con gái 2 tuổi thấy mẹ Nhàn ngồi làm bánh cũng hứng thú vầy bột, như một cách để giúp mẹ. Vừa làm, Nhàn vừa kể cho con nghe về Trung thu, về chú Cuội và chị Hằng.

Độc đáo “bánh bao Trung thu” mùa dịch - ảnh 1

Khác với bánh Trung thu phải đem nướng thì bánh bao Trung thu của Nhàn lại được làm chín bằng việc hấp. Hương vị bánh bao Trung Thu vì thế không thể giống với bánh Trung thu cổ truyền, nhưng quan trọng là những chiếc bánh đã giúp cho mọi người trong nhà Nhàn có cơ hội vui Tết Trung thu ngay trong mùa dịch. “Nhà mình ở gần với bệnh viện dã chiến của thành phố nơi điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 tới điều trị. Nếu chỉ ở trong nhà và nghe tiếng còi xe cấp cứu hàng ngày như thế thì sẽ căng thẳng lắm. Vì vậy, mọi người đều động viên nhau phải vui vẻ, bình thường hóa cuộc sống”, Nhàn nói.

Sau lần thành công đó, Nhàn còn tiếp tục sáng tạo ra nhiều loại bánh Trung thu mới lạ với nhiều hình dáng, màu sắc sinh động khác nữa cũng từ các nguyên liệu “tận dụng” trong nhà. Chẳng hạn như vỏ bánh thay vì làm từ bột bánh bao có thể làm từ bánh mì (sandwich, bánh mì lạt, bánh mì ngọt). Muốn bánh Trung thu có màu có thể thêm bột khoai lang tím để cho ra bánh màu tím, thêm bột gạo lứt để cho ra màu xám hay bột hoa đậu biếc để bánh màu xanh nước biển. Nhân bánh Trung thu ngoài bơ, sữa còn có thể làm từ khoai lang tím hấp chín nghiền với chuối tiêu, bơ, thêm bột trà xanh, cacao (nếu có và thích)… Nhà không có lò nướng, các mẹ có thể nướng bánh bằng nồi chiên không dầu, nướng trên bếp ga nồi gang, hay hấp (nếu loại bột đó có thể hấp). Thậm chí, ngay cả khuôn bánh Trung thu cũng không có thì vẫn có thể tự nặn bánh thành hình bông hoa, hình tròn, ngôi sao… đều được.

Các tác phẩm bánh Trung thu của Nhàn sau khi hoàn thành được Nhàn chia sẻ lên facebook để tặng cho bạn bè, người thân. Thật thú vị, những chiếc bánh sau đó còn nhận được sự tán thưởng của cộng đồng mạng. Mọi người không quá quan tâm hương vị của bánh sẽ giống bánh bao, bánh khoai lang, bánh mì hay bánh Trung thu nhiều hơn mà thích thú vì cách bà mẹ trẻ sáng tạo, “vượt khó” trong dịch. Không ít chị em còn được Nhàn truyền cho động lực, cũng bắt tay tự làm bánh Trung thu “cây nhà lá vườn”.

Độc đáo “bánh bao Trung thu” mùa dịch - ảnh 2

Một số công thức Bánh Trung thu mùa dịch

1. Bánh bao Trung thu

Nguyên liệu:

Bột mì đa dụng: 300gr

Bột năng hoặc bột bắp: 30gr

Sữa tươi để lạnh: 110gr

Đường: 50gr

Men: 3gr

Dầu ăn/dầu dừa: 10gr

Các nguyên liệu trộn đều, nhồi 10 phút; sau đó cho bột nghỉ 5 phút rồi nhồi 3 phút đến khi bột mịn, dẻo là được. Bọc nhân bánh, cho vào khuôn bánh Trung thu nhấn tạo hình. Ủ bánh nở gấp 3/4 rồi đem hấp. Với bánh 30 gram vỏ 20 gram nhân, hấp khoảng 5 phút. Bánh có để để ngăn mát 5 ngày hoặc bảo quản ngăn đông 1 tháng. Khi ăn chỉ cần hấp nóng lại.

2. Bánh Trung thu từ bánh mì:

Nguyên liệu:

100g bánh mì (sandwich, bánh mì lạt, bánh mì ngọt... loại nào cũng được)

35gr sữa tươi

10gr bột phô mai/ bột rau củ/ bột cacao/bột trà xanh....

Dùng máy xay đều các nguyên liệu, bọc nhân rồi cho vào khuôn bánh Trung thu. Nếu không có bánh mì có thể làm vỏ bánh trung thu từ các loại khoai: khoai môn, khoai lang tím, trắng, vàng... Khoai sau khi hấp chín, nghiền nhuyễn, trộn đều với đường và ít sữa tươi.

Nhân bánh có thể làm từ đậu, khoai hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn, thêm 1 ít sữa đặc theo khẩu vị gia đình rồi vo tròn.

LAN CHI

Tin cùng chuyên mục

Quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

(PNTĐ) - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề:“Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Đây là thông điệp chính thức được Văn phòng Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam công bố và được Bộ Y tế đưa vào Kế hoạch truyền thông dân số nhằm đẩy mạnh nhận thức cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.
Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

(PNTĐ) - Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số… là những mục tiêu mà Hà Nội nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.
Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Giọt máu đào

Giọt máu đào

(PNTĐ) - Sau đám tang chồng, Oanh vẫn không kìm được nước mắt. Chao ôi, tai nạn chỉ diễn ra trong tíc tắc mà cuộc đời của Oanh và hai đứa trẻ đã bước sang một bước ngoặt khác... Oanh đã từng mong đó chỉ là cơn ác mộng mà khi cô tỉnh dậy, mọi thứ lại trở về như trước...
Khi con biết yêu

Khi con biết yêu

(PNTĐ) - Ngày nghe tin con gái có người yêu, chị Hoa rụng rời tay chân. Trời ơi, con gái chị mới vừa bước qua tuổi 17, hãy còn ăn chưa no, lo chưa tới thì yêu đương nỗi gì. Rồi con chị còn cả một tương lai dài phía trước, nếu dính vào yêu đương thì có ngày lại ăn cơm trước kẻng, rồi thì biết đi đâu về đâu.